Các Hành Tinh Trong Thái Dương Hệ

Các Hành Tinh Trong Thái Dương Hệ

Để dễ dàng hơn trong việc nhớ các hành tinh trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh, các từ vựng dưới đây được sắp xếp thứ thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến các vị trí xa hơn.

Để dễ dàng hơn trong việc nhớ các hành tinh trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh, các từ vựng dưới đây được sắp xếp thứ thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến các vị trí xa hơn.

Tên các hành tinh trong hệ mặt trời.

- Tên các dòng nhạc trong tiếng Anh

- Từ vựng tiếng Anh tên các phòng ban trong công ty

toomva.com chúc bạn học thành công!

Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá ngôn ngữ của vũ trụ, từ những tên gọi đến các tính chất đặc trưng của mỗi hành tinh, giúp bạn không chỉ mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh mà còn nâng cao hiểu biết về thế giới vũ trụ kỳ thú.

Hình ảnh Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ

Bạn có bao giờ thắc mắc hình ảnh thực tế của Mặt Trời khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ trông sẽ ra sao? Bộ ảnh minh họa trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chân thực nhất.

Chúng ta có một Hệ Mặt Trời với 8 hành tinh. Mỗi hành tinh lại có một vẻ đẹp rất riêng. Từ những vòng tròn bao quanh Sao Thổ tới màu đỏ cam đặc trưng của Sao Hỏa hay màu xanh dương yêu thương của Trái Đất.

Đẹp là vậy nhưng cả 8 hành tinh đều không thể thiếu một ngôi Sao quan trọng, đó chính là Mặt Trời. Con người đã quá quen với hình ảnh mỗi sớm mai khi Mặt Trời vươn lên từ bầu trời phía Đông và lặn dần về phía Tây mỗi buổi chiều tà. Nhưng ít ai biết cảnh tượng đó sẽ ra sao khi nhìn từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ.

Theo Wonderful Engineering, họa sỹ Ron Miller, người đã dành hơn 40 năm để vẽ hình ảnh minh họa không gian là người cũng tò mò về những điều đó. Ông đã miệt mài vẽ ảnh mô phỏng góc nhìn Mặt Trời từ các hành tinh khác, trong đó có Sao Diêm Vương, hành tinh lùn đã bị loại khỏi danh sách Hệ Mặt Trời từ năm 2006.

Miller chia sẻ: "Tôi không chỉ quan tâm tới việc tạo hình Mặt Trời theo cách chân thực nhất mà còn phải lưu ý đến bề mặt của các hành tinh và vệ tinh xung quanh. Mặt Trời khá nhỏ nhưng là nguồn sáng tuyệt vời. Các mức độ ánh sáng trên bề mặt xung quanh khi bạn ở trên Sao Diêm Vương giống như thể lúc chạng vạng vậy. Mặc dù vậy, Mặt Trời vẫn là một vật thể rất sáng, chỉ có điều nó hơi nhỏ thôi".

Miller cũng khẳng định, ông đã ứng dụng các quy luật vật lý để tính toán kích thước và độ sáng có thể chiếu tới các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Điều này cũng có nghĩa, nguồn sáng khi chiếu tới Sao Diêm Vương gần như sẽ rất yếu.

Dưới đây là cảnh tượng mô phỏng mà chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trời từ các hành tinh khác trong Thái Dương hệ:

Sao Thủy cách Mặt Trời khoảng 58 triệu km gần như là một hành tinh khô cằn khác xa với tên gọi của nó

Sao Kim cách Mặt Trời khoảng 108 triệu km và bề mặt được bao phủ bởi dung nham

Trái Đất cách Mặt Trời khoảng 150 triệu km và đây là cảnh mà chúng ta vẫn thấy khi xảy ra hiện tượng Nhật thực

Hành tinh Đỏ hay Sao Hỏa nằm cách Mặt Trời xa hơn, khoảng 228 triệu km

Europa, vệ tinh của Sao mộc nằm cách Mặt Trời tới 779 triệu km

Sao Thổ với các vòng tròn khổng lồ nằm cách Mặt Trời tới 1,43 tỷ km

Sao Thiên Vương khi nhìn từ vệ tinh Ariel của nó với khoảng cách 2,88 tỷ km

Các mạch nước phun trào trên bề mặt vệ tinh Titan của Sao Hải Vương, cách xa Trái Đất tới 4,5 tỷ km

Cuối cùng là Sao Diêm Vương với quỹ đạo hình elip cách xa Mặt Trời tới 5,91 tỷ km

http://vnreview.vn/anh-video/-/view_content/content/2456833/hinh-anh-mat-troi-nhin-tu-cac-hanh-tinh-khac-trong-thai-duong-he

Sao Diêm Vương được coi là một hành tinh ngay từ khi nó được Clyde Tombaugh, nhà thiên văn học người Mỹ, phát hiện năm 1930. Nhưng giờ đây hành tinh thứ 9 này sẽ bị xóa tên khỏi các sách giáo khoa và giáo trình đại học. Quyết định đã được nhất trí tại cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế IAU ở thủ đô Praha qua phương thức bỏ phiếu.

Đồng thời các nhà thiên văn học đã bác bỏ bản đề xuất giữ nguyên tư cách hành tinh của Pluto và công nhận thêm 3 hành tinh mới của Hệ Mặt trời.

“Kể từ hôm nay, Hệ Mặt trời chỉ còn 8 hành tinh là Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh (Saturn), Thiên Vương tinh (Uranus) và Hải Vương tinh (Nepturn).” - Nghị quyết IAU ra kết luận sau 1 tuần tranh cãi căng thẳng.

Bản đề xuất “kết nạp” thêm 3 thiên thể mới vào Thái Dương hệ (bao gồm tiểu hành tinh Ceres, Charon - vệ tinh của Pluto, và thiên thể mới phát hiện năm 2003 mang số hiệu UB313), tăng số lượng các hành tinh trong Hệ Mặt trời lên con số 12 đã vấp phải sự phản đối quyết liệt.

Ông Robin Catchpole, Tổ chức Thiên văn Cambridge cho biết: “Quan niệm của cá nhân tôi là: Hãy để sự vật như nó vốn có. Tôi đã từng gặp Clyde Tombaugh và nghĩ thật tuyệt biết bao khi được bắt tay với người vừa tìm ra 1 hành tinh mới. Nhưng khi IAU đưa ra bản đề xuất kết nạp những hành tinh mới tôi đã phản đối kịch liệt. Nếu nhìn xa trông rộng, ai cũng thấy đề xuất này sẽ gây nhiều rắc rối trong tương lai. Lựa chọn tối ưu là giữ nguyên 8 hành tinh chính và “giáng cấp” Pluto.”

Louis Friedman, chủ tịch Hiệp hội Hành tinh California nhận xét: “Việc thay đổi tên gọi này thực chất không có ý nghĩa gì cả. Pluto – cũng như tất cả các thiên thể thuộc Hệ Mặt trời - vẫn còn là thế giới bí ẩn cần được chúng ta nghiên cứu và khám phá.”

Sao Diêm Vương được nhà thiên văn

Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện năm 1930.

Từ lâu tư cách Hành tinh của Pluto đã bị nghi ngờ và tranh cãi vì nó nằm quá xa mà kích thước lại có vẻ nhỏ hơn hẳn 8 hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời.

Đầu thập niên 90, các nhà thiên văn đã tìm ra vài thiên thể có kích thước tương đương Pluto, chúng nằm trong khoảng không gian bên ngoài Hệ Mặt trời gọi là vành đai Kruiper. Nhiều nhà thiên văn kiên trì với quan điểm cho rằng, Pluto chỉ là một thành viên trong đám thiên thể “chú lùn” nhỏ bé và băng giá của vành đai Kruiper, không phải ngang cấp với những thiên thể mà ta gọi là hành tinh.

Vấn đề này từng được xem xét một lần khi người ta đo được kích cỡ của Pluto. Với bề ngang chỉ vỏn vẹn 2.360 km, Pluto rõ ràng là nhỏ hơn so với những hành tinh còn lại. Nhưng cho tới thời điểm đó, nó vẫn là thiên thể lớn nhất được biết đến của vành đai Kruiper.

Mọi sự chỉ thay đổi khi thiên thể UB313 đượcGiáo sư Mike Brown và đồng nghiệp của ông tại Tổ chức Công nghệ California (Caltech) phát hiện năm 2003. Công tác đo đạc qua kính thiên văn Hubble cho thấy: đường kính của thiên thể này là 3.000 km, lớn hơn so với Pluto.

Mang tên vị thần Địa ngục trong truyền thuyết Hi Lạp, Pluto cách Mặt trời trung bình 5,9 tỉ km, mất 247,9 năm mới đi hết một vòng quanh quỹ đạo.

Dự kiến Mỹ sẽ phóng tàu không người lái lên thăm dò Pluto và vành đai Kruiper vào năm 2015.

Từ vựng tiếng Anh cơ bản về Hệ Mặt Trời

Trước khi tìm hiểu về các hành tinh trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh, chúng ta hãy cùng điểm qua một số từ vựng tiếng Anh cơ bản về Hệ Mặt Trời trước đã nhé.

solar system /ˈsəʊlə ˈsɪstəm/ hệ mặt trời galaxy /ˈɡaləksi/ dải ngân hà planet /ˈplanɪt/ hành tinh universe /ˈjuːnɪvəːs/ vũ trụ orbit /ˈɔːbɪt/ quỹ đạo cosmos /ˈkɒzmɒs/ vũ trụ asteroid /ˈastərɔɪd/ tiểu hành tinh astronaut /ˈastrənɔːt/ phi hành gia comet /ˈkɒmɪt/ sao chổi dwarf planet /ˈplanɪt/ hành tinh lùn axis /ˈaksɪs/ trục