Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước xác định có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, trong đó việc hình thành và phát triển nền nông nghiệp sạch được ưu tiên tạo điều kiện. Do đó, chính sách thuế đối với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp sạch cũng được điều chỉnh theo hướng giảm số thuế phải nộp.
Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước xác định có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, trong đó việc hình thành và phát triển nền nông nghiệp sạch được ưu tiên tạo điều kiện. Do đó, chính sách thuế đối với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp sạch cũng được điều chỉnh theo hướng giảm số thuế phải nộp.
Dự kiến 50% chỉ tiêu. Theo lịch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo chất lượng cao năm 2022 như sau:
– Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chất lượng cao: tuyển 110 chỉ tiêu;
– Ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính chất lượng cao: tuyển 50 chỉ tiêu.
Phương thức xét tuyển theo 2 phương thức:
– Tuyển thẳng: Các thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.0 trở lên (hoặc tương đương) hoặc đạt điểm thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Tiếng Anh theo quy định của Học viện.
– Xét tuyển: Các thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện theo quy định của Học viện.
Năm 2022, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển 1.550 chỉ tiêu vào hệ đại học chính quy, trong đó dự kiến dành 50% chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Tuyển thẳng các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Học viện thu Học phí theo hình thức tín chỉ, thu theo quy định hiện hành của nhà nước đối với trường đại học công lập. Do chưa tự chủ tài chính nên học phí chư ơng trình đại trà của trường còn ở mức thấp.
Học phí chương trình đại học hệ chuẩn: 300.000 VNĐ/tín chỉ tương đương 9.500.000 VNĐ/năm học, 38.000.000 đồng/khoá học.
Học phí chương trình chuẩn quốc tế dự kiến 730.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương 27.000.000 VNĐ/năm, 108.000.000 đồng/khoá học (Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế)
Như vậy Học phí học viện chính sách và phát triển 2023 có thể nằm trong dự kiến:
– Chương trình chuẩn: 300.000 đồng/tín chỉ ~ 9.500.000 đồng/năm học
– Chương trình chuẩn quốc tế: 730.000 đồng/tín chỉ ~ 27.000.000 đồng/năm học
– Đối tượng 1: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố (Nhất, Nhì, Ba) trở lên các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện.
– Đối tượng 2: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): SAT từ 1.000 điểm trở lên hoặc ACT từ 25 điểm trở lên hoặc ALevel từ 70 điểm trở lên.
– Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương (TOEIC 625, TOEFL:500; ITP; 173 CBT; 61 iBT; …).
2.2. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực
– Đối tượng 1: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên và có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 đạt ngưỡng theo quy định của Học viện.
– Đối tượng 2: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên và có kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 đạt ngưỡng theo quy định của Học viện.
2.3. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT
– Đối tượng 1: Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.
– Đối tượng 2: Thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 03 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7,0 điểm trở lên.
– Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển (Tên Tiếng Anh:Academy of Policy and Development) được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính Phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục đại học quốc dân.
– Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chính sách công, kinh tế và quản lý, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế; nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn và phản biện chính sách.
– Địa chỉ 1: Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khu đô thị Nam An Khánh – Xã An Thượng – Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.
– Địa chỉ 2: Học viện Chính sách và Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
– Điện thoại: 024 37957368/024 37473186
– Website: tuyensinh.apd.edu.vn
+ http//www.facebook.com/tvtsapd/.
+ http//www.facebook.com/hocvienchinhsachphattrien/.
Với chương trình đào tạo được đánh giá cao thì cơ hội làm việc của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển sau khi tốt nghiệp là không hề nhỏ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện đều được trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng làm việc và khả năng thích ứng khá tốt với yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước.
Do vậy sinh viên có thể làm các công việc như:
– Giảng dạy tại các đơn vị giáo dục
– Chuyên viên phân tích tài chính, tín dụng
– Làm việc tại các tổ chức tài chính, tổ chức phi chính phủ
– Chuyên gia tư vấn pháp lý tại các cơ quan doanh nghiệp
Trên đây là nội dung bài viết Học phí học viện chính sách và phát triển trong mục Học phí đại học của luathoangphi.vn. Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng gọi Hotline: 1900.6557
Thông qua trao đổi về tiềm năng và thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt Nam, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp để phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trong thời gian tới.
Vai trò của dịch vụ tài chính cá nhân
Theo Từ điển mở Wikipedia, tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia, giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội và quản lý thuế thu nhập.
Một số quan điểm cho rằng, tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể/gia đình đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính toán đến những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Đơn giản hơn, tài chính cá nhân là những hoạt động có liên quan đến tiền của cá nhân/gia đình để giúp cá nhân/gia đình đạt được các mục tiêu mong ước tương lai.
Dịch vụ tài chính cá nhân là các dịch vụ nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng doanh nghiệp. Các dịch vụ chủ yếu là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay trả góp…
Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân đang là xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay nhằm phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh, tăng doanh thu, mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển. Cùng với đó, khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng được tăng lên.
Đối với nền kinh tế, phát triển tài chính cá nhân góp phần hỗ trợ cá nhân tiếp cận sản phẩm tiêu dùng, kích cầu tạo điều kiện đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống dân cư, góp phần tăng GDP quốc gia, tạo nguồn lực phát triển cho nền kinh tế.
Tiềm năng và thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân tại Việt Nam
Sự phát triển mạnh của thị trường cho vay tiêu dùng được đánh giá là một tín hiệu tốt trên thị trường tài chính, nhất là tài chính vi mô và tài chính cá nhân. Để phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, các NHTM thường đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình sản phẩm tín dụng cá nhân. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, những năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tăng trưởng trung bình gần 20%/năm. Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người.
Tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam được đánh giá còn rất lớn là nhờ quy mô dân số lớn, gần 100 triệu người, với dân số trẻ khá cao, trong khi hơn một nửa dân số hiện chưa tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua ngân hàng. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam đạt khoảng 11%, thấp hơn nhiều so với mức 40-50% ở các nước phát triển.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động và thu nhập của người dân tăng trưởng mỗi năm. Với mật độ dân số trẻ cao và thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng nói chung và nhu cầu về các dịch vụ tài chính cá nhân để cải thiện cuộc sống của người dân từ đó cũng không ngừng tăng lên.
Tại Việt Nam, bên cạnh hàng chục NHTM, thị trường tín dụng tiêu dùng còn có sự tham gia của 16 công ty tài chính với quy mô thị trường ước tính đạt 1,1 triệu tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD). Dự báo, trong thời gian tới, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của NHTM trong nước, các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là các công ty công nghệ tài chính (fintech), quy mô thị trường tín dụng tiêu dùng sẽ mở rộng hơn.
Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào tăng sức cạnh tranh, tăng doanh thu, mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển.
Hiện nay, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân đang trở thành một trong những định hướng chiến lược của các NHTM. Dịch vụ tài chính cá nhân tại các ngân hàng hiện nay ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng nhiều cơ hội lựa chọn, đáp ứng được phần nào nhu cầu tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng và thanh toán. Bên cạnh đó, kênh phân phối sản phẩm luôn là một trong những chính sách quan trọng giúp cho các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính cá nhân có cơ hội tiếp cận gần hơn, rộng rãi hơn đến khách hàng, cơ hội phát triển cũng vì thế mà được đẩy mạnh…
Đặc biệt, xu hướng cạnh tranh trên lĩnh vực tài chính cá nhân không chỉ của NHTM và công ty tài chính mà còn có sự tham gia của các công ty fintech với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Các sản phẩm tài chính của nhóm công ty fintech khá phong phú so với nhu cầu của người tiêu dùng và các thủ tục được thực hiện trực tuyến. Mô hình P2P (kết nối trực tiếp người đi vay và người cho vay trên internet) của các công ty fintech với các gói vay đa dạng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với hình thức vay vốn trực tuyến, các công ty sẽ không phải chịu nhiều các khoản chi phí về mặt bằng, điện nước, lương nhân viên... để duy trì hoạt động nên mức lãi suất của các dịch vụ cho vay trực tuyến trở nên hấp dẫn hơn.
Theo các chuyên gia tài chính, vấn đề phát triển dịch tài chính cá nhân có ý nghĩa rất lớn khi toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ khác nhau tại các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Việc trang bị những kiến thức, về tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trở nên cấp thiết đối với cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững. Cùng với đó, việc cơ quan quản lý và các tổ chức tín dụng có các chiến lược, kế hoạch phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân sẽ giúp thị trường tài chính Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh những cơ hội, tiềm năng,̀ việc phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, cụ thể:
- Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân chưa đầy đủ. Việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân sẽ kéo theo nhiều vấn đề liên quan giữa các bên và cần có các quy định cụ thể để điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của các bên, đặc biệt là lợi ích của khách hàng.
Để thị trường dịch vụ tài chính cá nhân phát triển hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, và tiến tới việc giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế, bản thân các ngân hàng thương mại cần phảinỗ lực cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, quản lý thông tin khách hàng chặt chẽ…
- Nhận thức, kiến thức về tài chính cá nhân và dịch vụ tài chính cá nhân còn hạn chế. Theo kết quả của một khảo sát mới đây cho thấy, trên 80% số người được khảo sát không biết rõ tài chính cá nhân là gì và ít quan tâm đến các kế hoạch tài chính trong tương lai; trên 90% số người được khảo sát chưa nắm rõ được các khoản chi tiêu của mình trong tháng vừa qua và họ cũng không có khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro khẩn cấp. Bên cạnh đó, hiện nay, người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có rất ít thông tin hoặc khó tiếp cận với thông tin về dịch vụ tài chính cá nhân, nên làm hạn chế khả năng tham gia của họ.
- Các đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn khá khiêm tốn. Một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính cá nhân và các dịch vụ tài chính cá nhân. Các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam chưa quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng chưa chủ động trong việc nâng cao nhận thức cho người dân nói chung và khách hàng nói riêng về tầm quan trọng của dịch vụ tài chính cá nhân.
- Vấn đề an ninh tài chính cá nhân chưa được quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ tài chính trên phạm vi toàn cầu. Những rủi ro trong quản lý tài chính cá nhân, các hành vi lừa đảo, những vấn đề liên quan đến xâm phạm bí mật thông tin riêng tư… có nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân ngày càng tinh vi và phức tạp.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng chưa có nhiều sản phẩm tài chính đa dạng và các điều kiện để cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân, đội ngũ tư vấn tài chính chưa được đào tạo chuyên nghiệp và thiếu kỹ năng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển trên thị trường tài chính với những nhu cầu sử dụng dịch vụ tà chính cá nhân ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các sản phẩm tài chính cá nhân, các cơ quan quản lý liên quan cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Sớm ban hành các văn bản pháp luật về dịch vụ tư vấn tài chính để tạo môi trường pháp lý thống nhất, hoàn thiện, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia một cách hợp pháp. Theo đó, NHNN, các cơ quan hữu quan cần ban hành, bổ sung và sửa đổi kịp thời các quy định, cơ chế chính sách có liên quan một cách kịp thời, trong đó có chú ý đến các yếu tố mới với sự xuất hiện của các công ty fintech... Chẳng hạn, đối với dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân đang nở rộ hiện nay, cần có một khuôn khổ chặt chẽ về quy định cho tư vấn tài chính cá nhân trong những giai đoạn đầu để có chuẩn bị cho việc triển khai các dịch vụ tài chính trong thời kỳ thị trường chín muồi; Hoặc áp dụng những quy tắc về giao dịch công bằng để đảm bảo khách hàng có được những bảo vệ tối thiểu khi sử dụng dịch vụ hoạch định tài chính, cho dù họ tìm đến bất cứ nhà cung cấp nào.
- Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi, miễn thuế cao đối với các quỹ hưu trí tự nguyện và các sản phẩm hưu trí, các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân hữu ích…
- Cần có các quy định về chứng chỉ tiêu chuẩn đối với những nhà hoạch định tài chính. Việc tiêu chuẩn hóa các chứng chỉ này sẽ giúp thực hiện một bước đi dài trong việc cung cấp cấu trúc và sự rõ ràng đối với công chúng về ngành nghề hoạch định tài chính. Bên cạnh đó, cần có khung khổ pháp lý để phân biệt những người có đủ điều kiện thực thi nghề nghiệp tư vấn dịch vụ tài chính cá nhân với những người không có đủ điều kiện.
- Xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính, nâng tầm hiểu biết về tài chính cá nhân cũng như lợi ích khi sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân.
Về phía các tổ chức tín dụng
Để thị trường dịch vụ tài chính cá nhân phát triển hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp dân cư được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, và tiến tới việc giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế, bản thân các NHTM cần phải nỗ lực cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, quản lý thông tin khách hàng một cách chặt chẽ… Trong đó, tập trung vào một số nội dung sau:
- Phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ tài chính cá nhân nói riêng là hướng đi hoàn toàn phù hợp với các NHTM trong giai đoạn hiện nay, nhất là với một thị trường tiềm năng như Việt Nam, một quốc gia với dân số đông, trẻ, tích lũy và tiêu dùng của dân cư có tiềm năng tăng trưởng cao. Do vậy, cần chủ động hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân và cung cấp các gói dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng hóa, phù hợp với từng mục tiêu chi tiêu của khách hàng.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ này trên các phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức của công chúng đối với việc quản lý tài chính cá nhân gắn với sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân. Các NHTM là những tổ chức có thuận lợi lớn để thực hiện những chương trình giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ cơ bản đối với người dân và giúp họ hình thành thói quen tiết kiệm cũng như sử dụng dịch vụ ngân hàng.
- Các quy trình bán sản phẩm tài chính cần được minh bạch đối với khách hàng. Cụ thể, công bố các thông tin liên quan đến dịch vụ này như các sản phẩm của dịch vụ, quy trình cung ứng sản phẩm, chi phí giao dịch, lợi ích của người tham gia…
- Chú trọng vấn đề đào tạo cho những người hành nghề về cả kiến thức lẫn đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích hoặc cử nhân viên tham gia các khóa học và chương trình đào tạo áp dụng các chuẩn mực tiên tiến để nâng cao trình độ, đảm bảo chất lượng khi tư vấn dịch vụ và tạo niềm tin cho khách hàng về các sản phẩm tài chính cá nhân.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục tài chính cá nhân. Nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với hoạt động quản lý tài chính cá nhân và quản lý gia sản đòi hỏi các tổ chức chính trị xã hội, các NHTM và các trường đại học tổ chức các môn học và khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến công tác này trên nhiều cấp độ khác nhau. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để tạo thói quen lập kế hoạch tài chính và tham gia dịch vụ tư vấn tài chính để được đảm bảo một cuộc sống ổn định và lành mạnh
- Tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng cho khách hàng. Để làm được điều này, đòi hỏi các tổ chức cung ứng dịch vụ phải thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình trong cung cấp và quản lý dịch vụ và đảm bảo tính bảo mật của dịch vụ được cung cấp. Muốn vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ phải có được đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn và kỹ năng, có hệ thống phần mềm quản lý thân thiện và có tính bảo mật cao, có quy trình cung ứng dịch vụ đơn giản thuận tiện và chứng minh được hiệu quả quản lý tài sản của khách hàng. Các thông tin về tài sản khách hàng phải cung cấp đầy đủ cho khách hàng qua kênh email và khách hàng có thể theo dõi tình trạng tài sản của mình qua hệ thống phần mềm cài đặt ở điện thoại hoặc xem trực tuyến. Thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu về kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, quản lý gia sản và các sản phẩm dịch vụ cung cấp nhằm tạo thêm hiểu biết và tạo niềm tin cho khách hàng trong sử dụng dịch vụ.
- Phát triển chiến lược cho các dòng sản phẩm huy động cá nhân, dịch vụ tài chính theo từng phân khúc khách hàng, khu vực địa lý, thị trường… phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng; Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm huy động, dịch vụ tài chính cá nhân theo từng thời kỳ kinh doanh, theo từng phân khúc, từng thời kỳ, từng địa bàn cụ thể.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá xu hướng thị trường làm cơ sở phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân mới, cải tiến hoặc hủy bỏ các sản phẩm hiện hữu.
- Tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ và đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cần có sự liên kết nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ trọn gói và đặt hàng với tổ chức cung cấp phần mềm để có được phần mềm quản lý tài chính, quản lý gia sản đồng bộ. Qua đó, hệ thống phần mềm có thể quản lý các loại tài sản và sử dụng để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau từ đặt lệnh mua bán chứng khoán, thanh toán tiền mua bán hàng hóa, thanh toán tiền điện nước, xác định giá trị chứng khoán, bất động sản, quản lý được các hợp đồng hợp tác đầu tư…
Tài liệu tham khảo:1. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Thương mại (2020), Tài liệu hội thảo quốc gia “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới”;2. Võ Minh (2017), Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân: Lối đi rộng và nhiều thách thức, Thời báo Ngân hàng điện tử;3. Nguyễn Thanh Phương (2018), Quản lý tài chính cá nhân và quản lý gia sản ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính Ngân hàng số số 19/2018;4. H. Tú (2020), Tài chính tiêu dùng, vùng đất tiềm năng, ông lớn tham vọng, Báo điện tử Vietnamnet;5. Tâm An (2015), Phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, Việt Nam học gì từ Malaysia?, Báo điện tử Bizlive.
- Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Ngô Xuân Thanh
- Năm giao nhiệm vụ: 2020/Mã số: BTC/ĐT/2020-51
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) được coi là bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản nhờ ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Đây là định hướng phát triển nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Ngày 29/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, theo đó mỗi tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm cần phấn đấu có 7 - 10 doanh nghiệp, 5 - 7 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; mỗi vùng sinh thái có 1 - 3 khu nông nghiệp ứng dụng CNC; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC khoảng 30 - 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Việt Nam có trên 8 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đã đi vào hoạt động, làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC khác.
Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển nông nghiệp CNC, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như quy hoạch, kế hoạch phát triển; chính sách đầu tư hạ tầng, chính sách đất đai; chính sách đào tạo nghề…, trong đó đáng chú ý là chính sách tài chính, tín dụng đóng vai trò quan trọng, tạo động lực lớn để thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC. Một số chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC tiêu biểu là Nghị định số 210/2013/NĐ-CP và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP); Quyết định số 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch… Nhờ đó, đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù hệ thống chính sách tài chính đã hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp CNC, song nông nghiệp ứng dụng công nghệ cần phải đầu tư rất lớn, thu hồi vốn chậm, trong khi chính sách được đánh giá vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; hầu hết các sản phẩm đầu tư nông nghiệp CNC đang thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa có đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Cùng với đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp CNC hay muốn ứng dụng CNC trong nông nghiệp vẫn gặp phải không ít thách thức. Đó là rào cản về vốn do nông nghiệp CNC cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm và nhất là nhập thiết bị, tiếp cận và tích tụ đất đai… Vì những lý do trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá thực trạng chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam, nhận diện các hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020, gồm: (i) Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; (ii) Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; (iii) Chính sách thuế, phí nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; (iv) Chính sách tài chính đất đai đối với việc phát triển nông nghiệp CNC.
(1) Đề tài đã nghiên cứu lý luận về chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC (Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp CNC; Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và yếu tố tác động đến chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC). Theo đó, nông nghiệp CNC là nông nghiệp được áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào các khâu sản xuất nông nghiệp; tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đảm bảo sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững. Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC gồm: Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC; Chính sách thuế, phí nhằm phát triển nông nghiệp CNC; Chính sách tài chính đất đai đối với việc phát triển nông nghiệp CNC. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và yếu tố tác động đến chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC. Đề tài đã đưa ra 5 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC gồm: (i) Giá trị gia tăng (GTGT) của ngành nông nghiệp; (ii) Mức độ ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) để phát triển nông nghiệp CNC; (iii) Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; (iv) Phát triển thị trường nông nghiệp CNC; (v) Phát triển, mở rộng các vùng, doanh nghiệp nông nghiệp CNC.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Israel…) nhằm thúc đẩy nông nghiệp CNC; từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam trong thời gian tới như sau: (i) Một số quốc gia đã áp dụng các chính sách bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước thông qua việc đặt mức thuế quan nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu, các chính sách hỗ trợ giá đối với một số loại nông sản chủ lực của các quốc gia này; đồng thời đưa ra các chính sách hỗ trợ giá. Việc bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước có thể giúp bảo vệ người nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ, tạo thị trường đầu ra cho người nông dân; (ii) Một số quốc gia thực hiện chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ quản lý rủi ro và đảm bảo mức bồi thường hợp lý để bù đắp tổn thất và không ảnh hưởng lớn đến yếu tố sản xuất của nhà đầu tư nếu có phát sinh thiệt hại; (iii) Để phát triển nông nghiệp CNC, các quốc gia đều tập trung đưa ra nhiều chính sách tài chính - tín dụng (tăng chi ngân sách nhà nước, các gói tín dụng cho hoạt động nghiên cứu và triển khai với lãi suất thấp, các ưu đãi thuế…) để hỗ trợ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và triển khai KHCN, đẩy mạnh ứng dụng KHCN, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; (iv) Các quốc gia đều xây dựng một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp để hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp yên tâm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thúc đẩy thêm các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư vào ngành nghề nhiều rủi ro này, đặc biệt là nông nghiệp CNC.
(2) Đề tài tổng kết những kết quả đạt được của chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam gồm:
(i) Về chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng: Việc thực thi chính sách này đã giúp các doanh nghiệp nông nghiệp CNC huy động được vốn tín dụng; các nhà đầu tư đã quan tâm đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp CNC, giúp quy hoạch một số vùng nông nghiệp CNC như vùng rau, vùng cây ăn quả, vùng chè, vùng cà phê, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản... Đây là những vùng sản xuất tập trung, ứng dụng CNC để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng, GTGT cao và thân thiện với môi trường;
(ii) Về chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng: Việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều doanh nghiệp chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình đã và đang được triển khai nhân rộng, mang lại hiệu quả thiết thực. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, danh mục CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; tiêu chí xác định nông nghiệp sạch làm cơ sở cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước. Việc hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách về KHCN phát triển nông nghiệp CNC thời gian qua đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Nhờ ứng dụng CNC vào sản phẩm nông nghiệp đã góp phần nâng cao tiềm lực về KHCN của đất nước, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Một số tỉnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại kết quả vượt trội so với sản xuất truyền thống. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2021), hỗ trợ về ứng dụng KHCN đã có bước phát triển, đóng góp trên 30% GTGT trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi;
(iii) Về chính sách thuế, phí: Việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số đối tượng, giãn, giảm thuế GTGT chủ yếu dùng cho đầu vào hoặc liên quan đến dịch vụ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT... đã góp phần giúp tăng thu nhập cho hợp tác xã, doanh nghiệp, người nông dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để thực hiện đầu tư vào nông nghiệp CNC.
Bên cạnh đó, chính sách thuế xuất, nhập khẩu quy định ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu giúp doanh nghiệp nông nghiệp CNC tạo tài sản cố định; tăng thêm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được; nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;
(iv) Chính sách tài chính đất đai: Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng đã mang lại những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tam nông. Đặc biệt, với việc liên tục mở rộng đối tượng thụ hưởng đã đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp cho nông nghiệp CNC có cơ hội để phát triển. Đồng thời, việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong các năm vừa qua đã được người nông dân đánh giá cao, tạo sự gắn bó giữa người nông dân với Nhà nước, góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của người nông dân, tạo động lực cho người nông dân gắn bó với ruộng đất hơn, chăm lo thâm canh phát triển sản xuất và ứng dụng công nghệ, giống mới vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp CNC phát triển.
Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài cũng chỉ ra các hạn chế, tồn tại gồm: Các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp CNC hay muốn ứng dụng CNC trong nông nghiệp vẫn gặp phải không ít thách thức. Trong đó rào cản lớn nhất là khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP), do doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào CNC có quy mô vốn nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo; doanh nghiệp nông nghiệp khó đáp ứng được tiêu chí CNC để tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi… Quy định thỏa thuận về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn... theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN còn bất cập. Quy hoạch khu nông nghiệp CNC theo Quyết định số 575/QĐ-TTg, Quyết định số 176/QĐ-TTg chưa đạt yêu cầu do chính quyền địa phương chưa vào cuộc vì vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu nông nghiệp ứng dụng CNC rất lớn, gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng… Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho nông nghiệp CNC (theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP…) còn hạn chế do các tỉnh thiếu nguồn lực. Nguồn tài chính từ Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Quỹ Phát triển KHCN Quốc gia còn hạn chế. Vẫn còn nhiều lĩnh vực KHCN chưa có ưu đãi thuế TNDN, trong đó những doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích, như các khoản thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ là các sáng chế, giải pháp hữu ích; các dòng sản phẩm là kết quả của hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp khởi nghiệp… Thuế đối với đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp hiện ở mức 0,03% là thấp, tạo ra nguy cơ lãng phí trong sử dụng mặt bằng. Doanh nghiệp nông nghiệp CNC còn khó tích tụ và tập trung đất đai phục vụ sản xuất do tại Khoản 2, Điều 129, Luật Đất đai 2013 quy định: “Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi” - Quy định này chưa phù hợp với triển khai cánh đồng mẫu lớn.
(3) Từ kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng chính sách tài chính - tín dụng phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam thời gian qua; định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp CNC, Đề tài đã đề xuất một số nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển nông nghiệp CNC ở Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể là:
(i) Chính sách huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính - tín dụng: Sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNC vay vốn (cụ thể hóa nội dụng thế nào là “Có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ…”). Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, đối với Nhà nước thì cần rà soát lại các chính sách về sản xuất, liên kết, tiêu thụ sản phẩm... nhằm giúp nhà đầu tư vận hành các khâu sản xuất - tiêu thụ hiệu quả, tránh tình trạng không có đầu ra cho sản phẩm. Nhà nước cũng cần tăng tỷ trọng vốn ngân sách trong tổng đầu tư xã hội cho nông thôn theo các chính sách đã ban hành. Các nhà đầu tư cần chuẩn bị tốt kiến thức về quản trị, chủ động tìm hiểu về chính sách hỗ trợ của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ, liên kết;
(ii) Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng: Cần có quy định riêng đối với việc thành lập các vùng nông nghiệp CNC trên cơ sở căn cứ lợi thế của từng vùng; cân nhắc điều chỉnh tiêu chí về công nhận doanh nghiệp CNC theo Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg; sửa Nghị định số 57/2018/NĐ-CP nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ cho nông nghiệp. Để xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, cần rà soát các chính sách đang triển khai tại địa phương để đề xuất phương thức và mức hỗ trợ phù hợp đối với doanh nghiệp nông nghiệp; cũng như sửa đổi Nghị định số 57/2018/NĐ-CP để phù hợp với thực tế nguồn lực địa phương đầu tư cho phát triển nông nghiệp CNC; cần hướng dẫn cụ thể về mức lãi suất thỏa thuận hợp lý tại Điều 1, Thông tư số 12/2010/TT-NHNN; dành một tỷ trọng nhất định về cho vay không có tài sản đảm bảo theo Quyết định số 813/QĐ-TTg, giúp doanh nghiệp có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; đảm bảo vốn cho Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, Quỹ Phát triển KHCN quốc gia để hỗ trợ tốt hơn về mặt KHCN cho các doanh nghiệp nông nghiệp CNC;
(iii) Chính sách thuế, phí: Nghiên cứu, cân nhắc đối với các lĩnh vực như các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đổi mới trong nông nghiệp CNC hưởng các ưu đãi về thuế TNDN. Nghiên cứu, bổ sung ưu đãi thuế GTGT cho sản phẩm là kết quả hoạt động KHCN được ghi trên Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN; ưu đãi thuế GTGT cho sản phẩm là kết quả hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Đối với những máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nông nghiệp, nhất là phục vụ nông nghiệp CNC mà trong nước sản xuất được, cần nghiên cứu cách đánh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cùng loại nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước;
(iv) Chính sách tài chính đất đai: Để giúp cho doanh nghiệp nông nghiệp CNC tích tụ được đất, triển khai các dự án cũng như giúp các địa phương hình thành các vùng/khu nông nghiệp ứng dụng CNC theo kế hoạch, cần sửa đổi Khoản 2, Điều 129, Luật Đất đai 2013 để mở rộng quy định về hạn điền./.
(6) Thông tin nghiệm thu và lưu trữ
- Nghiệm thu: Đề tài đã được Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu thông qua (Quyết định số 2060/QĐ-BTC ngày 26/10/2021 của Bộ Tài chính về việc thành lập Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KHCN cấp Bộ năm 2020).
- Lưu trữ: Đề tài được đóng quyển, lưu trữ tại Thư viện Viện Chiến lược và Chính sách tài chính./.