Tôi có một số vướng mắc cần giải đáp liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân tôi, cụ thể như sau:
Tôi có một số vướng mắc cần giải đáp liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân tôi, cụ thể như sau:
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quy mô của mỗi doanh nghiệp sẽ bảng mô tả công việc khác nhau cho vị trí kỹ sư an toàn lao động. Tuy nhiên các công việc chính của kỹ sư an toàn lao động bao gồm:
Thực hiện và giám sát việc thực hiện, tuân thủ nội quy và quy trình ATVSLĐ – PCCC – BVMT của các đơn vị thi công tại công trường.
Triển khai, hướng dẫn và tập huấn cho CBCNV và công nhân tại công trường thực hiện đúng các quy định, quy trình, hướng dẫn của hệ thống QLCL – MT – AT&SKNN của Công ty.
Điều chỉnh khắc phục những vấn đề liên quan đến công tác ATLĐ đối với các đơn vị
Theo dõi, kiểm tra an toàn máy móc thiết bị thi công trên công trường.
Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý tình huống.
Nhận diện mối nguy, phân tích đánh giá những rủi ro liên quan đến công tác ATLĐ tại từng khu vực sản xuất từ đó để xuất các giải pháp khắc phục kịp thời.
Xây dựng các quy chế, nội quy, các nguyên tắc và các chỉ tiêu về quản lý và đảm bảo ATLĐ và vệ sinh môi trường cho con người, máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công theo các tiêu chuẩn và quy định Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch thực hiện và huấn luyện về bảo hộ an toàn lao động. Biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác ATLĐ và VSLĐ.
Tham mưu, đề xuất áp dụng các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, giải pháp khoa học, phục vụ cho công tác ATLĐ.
Điều tra các vụ tai nạn trong công nghiệp hoặc bệnh nghề nghiệp để xác định nguyên nhân và xác định những sự cố có thể ngăn chặn.
Để trở thành một kỹ sư an toàn lao động giỏi, trước tiên bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết:
Kiến thức chuyên ngành: Tuy HSE chưa được đào tạo rộng rãi tại Việt Nam nhưng các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư môi trường và Kỹ sư BHLĐ luôn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, chỉ cần tìm hiểu thêm một số kiến thức liên quan khác đều hoàn toàn có khả năng đảm nhận vị trí công việc này.
Nắm vững các kiến thức về các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là ISO 14001 bao gồm yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể, đánh giá được các lỗ hổng trong hệ thống và đề xuất khắc phục, các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,…
Có kỹ năng nhìn nhận và phân tích nguyên nhân: một sự cố, tình huống tai nạn xảy ra, yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết tức thì, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đó để áp dụng phòng ngừa, giải quyết trong tương lai
Hiểu rõ các kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động, an toàn lao động, quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, tai nạn lao động, những quy định về môi trường,…
Có kỹ năng đào tạo: công việc của kỹ sư an toàn lao động là đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe lao động cho cán bộ công nhân viên và đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì vậy, việc hướng dẫn, đào tạo người lao động hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, các biện pháp phòng tránh là cực kì cần thiết. Có kỹ năng đào tạo, quá trình truyền đạt của bạn sẽ trôi chảy và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, một kỹ sư an toàn lao động giỏi sẽ không thể thiếu các tố chất như tính sáng tạo, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đọc hiểu…
Trên đây là những thông tin cơ bản của nghề HSE, hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có những hình dung nhất định về công việc của người kỹ sư an toàn lao động.