1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.
1/ Em hãy nêu nhận xét của mình về Hùng.
Giá bán là yếu tố đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng đến cung và cầu . Giá hàng hóa càng cao thì cầu càng giảm và ngược lại.
Ví dụ: Khi bạn đi mua sắm, bạn có nhu cầu mua một hàng hóa nào đó, nhưng giá của nó đắt lên thì bạn sẽ phải cân nhắc có nên mua hay không và có thể bạn sẽ đợi đến ngày có khuyến mãi hoặc đến khi giá mặt hàng đó giảm xuống.
Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tri thức và thành công sự nghiệp!
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH CUNG ỨNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU TẠI HÀ NỘI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT – HÀN
Trên thị trường, cung - cầu - giá cả có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định và chi phối lẫn nhau.
Khi giá cả hàng giá tăng lên sẽ dẫn đến lượng cung tăng lên, cầu giảm.
Khi giá hàng hóa giảm dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút thì lượng cung cũng giảm nhưng cầu có xu hướng tăng.
Ở một tình huống khác, nếu lượng cung hàng bất chợt tăng lên mà lượng cầu không tăng theo thì giá hàng hóa bị giảm và ngược lại.
Ngoài ra, ở một thời điểm nào đó lượng cầu tăng lên nhưng cung không theo kịp sẽ dẫn đến khan hàng, giá tất yếu sẽ tăng cao.
Ba yếu tố cung - cầu và giá luôn gắn kết chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong nền kinh tế.
Cung - cầu và giá cả hàng hóa quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu của một sản phẩm cũng hiện diện trong giá cả của dịch vụ và hàng hóa khác có liên quan. Trên thị trường có nhiều sản phẩm tương đồng cói các mức giá khác nhau. Nếu giá cả các mặt hàng có thể thay thế cho nhau có sự chênh lệch về giá thì những mặt hàng bán giá thấp sẽ có cầu cao hơn.
Quy luật này cũng áp dụng đối với hàng hoá khó tách biệt vì chúng được người tiêu dùng coi là bổ sung cho nhau.
Ví dụ: Sản phẩm cà phê và đường, sữa có liên quan đến nhau. Khi giá cà phê tăng, người tiêu dùng mua cà phê sẽ giảm dẫn đến lượng người mua đường và sữa cũng giảm theo bởi đường và sữa là mặt hàng bổ sung cho cà phê.
Thu nhập của cá nhân cũng ảnh hưởng đến cung và cầu. Nếu thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng, các nhà sản xuất cũng tăng lượng cung hàng theo.
Ngược lại, khi khủng hoảng, thất nghiệp, thu nhập bị giảm sút, người dân sẽ phải thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm. Những mặt hàng không quá thiết yếu sẽ bị loại khỏi danh sách nhu cầu.
Nếu có một cuộc khủng hoảng, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách làm cho thu nhập của người dân tăng lên, cuối cùng là tăng nhu cầu. Quyết định được đưa ra nhằm ổn định nền kinh tế trong nước.
Thu nhập của người dân quyết định lượng cầu tăng hoặc giảm
Thị hiếu đối với một mặt hàng cũng ảnh hưởng đến cung và cầu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong đại dịch, mọi người thích đi xe đạp để tăng vận động, tăng khả năng miễn dịch. Do đó nhu cầu về xe đạp sẽ tăng lên.
Khi chọn mua một mặt hàng nào đó, người tiêu dùng rất coi trọng yếu tố chất lượng cho dù đó là mặt hàng đắt hay rẻ.
Ví dụ: Những hãng điện thoại lớn và được khẳng định về chất lượng thì cho dù giá cao cũng có nhiều người muốn mua. Ngược lại, các hãng không tên tuổi, chất lượng và công nghệ không bằng thì mặc dù giá rẻ hơn nhiều nhưng ít người muốn mua.
Nếu dân số đông thì nhu cầu về hàng hóa tất yếu cao. Do đó các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa sẽ chọn bán sản phẩm ở nơi đông dân cư.
Sự tiến bộ trong công nghệ sẽ ảnh hưởng đến cung và cầu. Khi áp dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, dẫn đến lượng cung hàng tăng.
Ví dụ: Người nông dân sử dụng máy cày, máy gặt, áp dụng khoa học vào nông nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa
Yếu tố sinh lời ảnh hưởng lớn nhất đến lượng cung hàng. Nếu một sản phẩm nào đó có tiềm năng và cơ hội sinh lời cao, các nhà sản xuất sẽ tăng lượng sản xuất, mở ra cánh cửa mới cho việc phân phối.
Để đạt được lợi nhuận như mong muốn, người sản xuất sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, định hướng kinh doanh không bao giờ xa rời lợi nhuận. Khi các nhà sản xuất thành công trong việc tăng lợi nhuận, tất yếu doanh nghiệp có thể phát triển hơn.
Hoạt động giao dịch chứng khoán được xếp vào loại giao thương đặc biệt. Do đó, thị trường này cũng bị tác động bởi quy luật cung cầu. Quy luật này ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư ngắn hạn do tâm lý sợ bỏ lỡ.
Đối với thị trường chứng khoán, quy luật cung cầu thể hiện sự điều chỉnh lượng cung và lượng cầu để xác định mức giá cân bằng với lượng giao dịch.
Quy luật này có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cổ phiếu đang được niêm yết trên thị trường. Thông qua quy luật cung cầu, tâm lý của nhà cầu tư cũng được thể hiện qua sự thay đổi về giá của các mã cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật cung cầu
Đối với cổ phiếu ROS, trong giai đoạn từ năm 2017 - đến 2018 có cầu tăng mạnh mẽ khiến cho giá cổ phiếu từ 10.000đ được đẩy lên 200.000đ bất chấp việc các nhà đầu tư cho rằng mức giá bán không tương xứng với giá trị cổ phiếu.
Đến khoảng cuối năm 2020, lượng cầu cổ phiếu giảm dần, mức giá cũng bắt đầu giảm xuống chỉ còn 2.000đ/cổ phiếu. Điều này cho thấy quy luật cung cầu ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cổ phiếu.
Theo các nghiên cứu tâm lý, đa số nhà đầu tư có xu hướng mua và bán theo cảm xúc nhiều hơn phân tích các yếu tố để quyết định. Khi đã nắm bắt được quy luật cung cầu, các nhà đầu tư có thể đánh giá và dự báo diễn biến giá chứng khoán, điều này giúp hạn chế tình trạng chạy theo đám đông.
Quy luật cung cầu đóng vai trò quan trọng đối với những dự án kinh doanh, nhà sản xuất và cả một quốc gia. Thông qua những chia sẻ của TOPI về quy luật cung cầu, hy vọng bạn có thể áp dụng vào dự báo sự thay đổi của giá cả trên thị trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tuyên Quang giới thiệu đào tạo nghề qua màn hình thông minh.
Tìm kiếm việc làm qua mạng Internet không phải là một câu chuyện mới thế nhưng hiện nay đang trở nên nóng hơn bởi sự cạnh tranh đến từ rất nhiều các nhà tuyển dụng. Tại các phiên giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh, không khó để bắt gặp người lao động tìm kiếm các thông tin việc làm qua điện thoại thông minh cùng sự hỗ trợ và hướng dẫn tại chỗ từ các nhà tuyển dụng. Tại đây, người lao động được trực tiếp quan sát nơi làm việc cũng như công việc tương lai mình sẽ làm chứ không đơn thuần chỉ xem thông qua các tờ rơi tuyển dụng. Việc trao đổi thông tin giữa người lao động và nhà tuyển dụng hiện nay cũng dễ dàng hơn nhờ các mạng xã hội như Facebook, Zalo, kết nối và giải đáp thông tin trực tiếp khi cần thiết.
Em Nguyễn Tú Anh, tổ 7, phường Ỷ La (TP Tuyên Quang) chia sẻ, lần gần đây nhất em có tham gia phiên giao dịch việc làm tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên (TP Tuyên Quang). Tại đây, em đã tìm hiểu về việc đi du học và làm việc tại Đài Loan và đã nhận được những tư vấn rất cụ thể, chi tiết và hỗ trợ tích cực từ phía công ty tuyển dụng. Em cũng được xem các mẫu hướng dẫn đăng ký làm việc trực tuyến qua mạng Internet, giải đáp các thắc mắc trực tiếp thông qua trang web của nhà tuyển dụng. Em thấy điều này giúp em và nhiều bạn trẻ tiết kiệm được nhiều thời gian để tìm hiểu về công việc mà mình mong muốn.
Giờ đây, người lao động đặc biệt là những người lao động trẻ đang dần làm chủ công nghệ. Điều đó bắt buộc các nhà tuyển dụng phải đáp ứng yêu cầu đó bằng cách cung cấp thông tin đa chiều, trực tiếp, trực tuyến thông qua các kênh tuyển dụng. Ông Nguyễn Như Nhân, Công ty cổ phần Đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực nhân tài cho biết, từ tháng 7-2023 đến nay, Công ty đã đưa được 3 lao động tại huyện Chiêm Hóa đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản theo hợp đồng. Hiện tại, 3 trường hợp trên vẫn giữ liên lạc, kết nối thường xuyên với công ty để được hỗ trợ khi cần thiết.
Học sinh trên địa bàn huyện Hàm Yên tham quan hướng nghiệp tại Công ty may LGG Tuyên Quang.
Việc chuyển đổi số trong kết nối cung cầu lao động cũng được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Hiện nay, Trung tâm đang trong quá trình nâng cấp trang web: vieclamtuyenquang.net, tích cực xây dựng và phát triển trang Facebook, Zalo Trung tâm Dịch vụ việc làm Tuyên Quang. Cùng với đó, các phiên giao dịch việc trực tuyến để kết nối người lao động với các nhà tuyển dụng cũng được tổ chức thường xuyên đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động.
Tại các phiên giao dịch việc làm, người lao động được tư vấn, giới thiệu, cung cấp thông tin về thị trường lao động, như: chế độ chính sách về lao động việc làm, tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp, cách thức sơ tuyển, tiếp nhận đăng ký tìm việc làm, đăng ký học nghề, đăng ký tuyển dụng lao động... Thông qua phiên giao dịch việc làm trực tuyến, người lao động được hỗ trợ kết nối, tìm kiếm việc làm phù hợp với nhu cầu mong muốn. Đặc biệt, giúp 2 bên tiết kiệm thời gian, giảm thiểu việc phải đi lại và tăng tỷ lệ kết nối thành công.
Ông Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm cho biết, thời gian qua, trung tâm đã đa dạng hóa các hình thức giới thiệu, tư vấn việc làm, trong đó chú trọng chuyển đổi số, kết nối việc làm trực tuyến, đăng tải thông tin trên website: vieclamtuyenquang.net, fanpage Trung tâm Dịch vụ việc làm Tuyên Quang… Kết quả đã có 16.530 người lao động, học sinh, sinh viên trong năm 2023 được tư vấn, giới thiệu việc làm, đạt 165% kế hoạch năm.
Chuyển đổi số kết nối cung cầu lao động cũng đã và đang phát huy hiệu quả tích cực khi hướng đến sự đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng trong tìm kiếm việc làm cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động sớm tìm được công việc ổn định, phù hợp, có nguồn thu nhập tốt đảm bảo cuộc sống, đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương.