Đền Trần Hưng Hà Ở Đâu

Đền Trần Hưng Hà Ở Đâu

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

Ngày nay, việc chọn được một trung tâm làm đẹp an toàn, chất lượng được các chị em phụ nữ đặc biệt coi trọng. Nhằm giúp phái đẹp có thêm những sự lựa chọn, thẩm mỹ viện Ý Lan xin giới thiệu một số thẩm mỹ viện ở đường Trần Duy Hưng được giới chuyên gia đánh giá cao.

Thiên Hà luôn được biết đến là cơ sở làm đẹp có đội ngũ bác sĩ, nhân viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và phục vụ khách hàng những xu hướng thẩm mỹ mới nhất. Bên cạnh đó, thẩm mỹ viện còn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ làm đẹp hiện đại nhất thế giới vào trong điều trị, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Hầu hết các công nghệ tại Thiên Hà đều được nhập khẩu tại Mỹ, Hoa Kỳ. Ngoài ra, dịch vụ thẩm mỹ đa dạng, phong phú cũng là một trong những thế mạnh của thẩm mỹ viện Thiên Hà. Đến nay, Thiên Hà là thẩm mỹ viện ở đường Trần Duy Hưng thu hút đông đảo chị em đến chăm sóc sắc đẹp.

Địa chỉ: 176 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Nhắc đến các thẩm mỹ viện ở đường Trần Duy Hưng không thể không kể tới thẩm mỹ viện Phú Xuân. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Phú Xuân đã trở thành địa chỉ làm đẹp thường xuyên của chị em phụ nữ thủ đô Hà Nội. Thẩm mỹ viện Phú Xuân không những có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ thẩm mỹ hiện đại mà còn có dịch vụ điều trị đa dạng. Một số dịch vụ chính của thẩm mỹ viện được khách hàng rất yêu thích như chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ không phẫu thuật, spa và phun xăm thẩm mỹ. Phú Xuân luôn cam kết với khách hàng về chất lượng điều trị của các dịch vụ thẩm mỹ. Chính vì vậy, phái đẹp hoàn toàn có thể yên tâm khi đến với Phú Xuân hoàn thiện vẻ đẹp của mình.

Địa chỉ: 77 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Thu Lâm là thẩm mỹ viện ở đường Trần Duy Hưng đã trở nên quen thuộc với rất nhiều chị em phụ nữ. Gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ, Thu Lâm không ngừng nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện mình nhằm mang đến những dịch vụ làm đẹp tốt nhất cho khách hàng. Thẩm mỹ viện Thu Lâm luôn đặt tiêu chí làm đẹp hiện đại, chất lượng và an toàn lên hàng đầu.

Địa chỉ: 100 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Website: https://thammyvienylan.vn/ Mail liên hệ: [email protected]

Điện thoại: (84-4) 32889666 Hoặc: (84-4) 35579736/ Hotline : 0988 363 333

BVCL - Công ty cổ phần Thuận Hưng ngang nhiên tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng vượt hàng nghìn m2, nằm ngoài diện tích trước khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra văn bản thu hồi và giao đất cho thuê đất xây dựng Nhà máy sản xuất Calcium Carbonate.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 01/04/2004 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra văn bản số 1053/QĐ-UB Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc: Thu hồi và giao đất cho Công ty cổ phần Thuận Hưng thuê đất xây dựng Nhà máy sản xuất Calcium Carbonate tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (hiện nay có địa chỉ tại Lô 49K, Khu công nghiệp Quang Minh, Thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, TP Hà Nội). Quyết định này do ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký.

Quyết định này nêu rõ: Điều 1. Phê duyệt thu hồi và giao đất gồm các nội dung như sau: Thu hồi 21.576 m2 đất bao gồm: Đất nông nghiệp có diện tích là 20.910,7 m2; Đất chuyên dùng có diện tích là 665,3 m2.

Tại Khu công nghiệp Quang Minh (giai đoạn 2) xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc để giao cho Công ty cổ phần Thuận Hưng thuê đất xây dựng Nhà máy Calcium Carbonate. Trong đó, diện tích xây dựng cơ bản là 19.096 m2 và diện tích đất trồng cây xanh là 2.480 m2.

Vị trí, ranh giới khu đất thu hồi được xác định theo đường chỉ giới EFBC và đất giao cho thuê theo chỉ giới ABCD thể hiện trong trích lục bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 do Trung tâm đo đạc và bản đồ xác lập tháng 11 năm 2003 có xác nhận của UBND xã Quang Minh, UBND huyện Mê Linh, Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh phê duyệt kèm theo quyết định này.

Cũng tại Điều 2 của Quyết định này ghi rõ: Giám đốc Công ty cổ phần Thuận Hưng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp quy định của Nhà nước hiện hành; Sử dụng đất đúng mục đích, vị trí, ranh giới được giao và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai.

Theo hồ sơ tài liệu PV thu thập, năm 2003, Công ty cổ phần Thuận Hưng tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng theo Tờ trình số 1188/TT-TC ngày 08/12/2003 của Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc về việc xin phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng, diện tích đền bù giải phóng mặt bằng là 23.712,2 m2.

Qua đó cho thấy, diện tích đền bù giải phóng mặt bằng thực tế của Công ty cổ phần Thuận Hưng “vượt” hơn so với diện tích được giao theo Quyết định số 1053/QĐ-UB ngày 01/04/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc là 2.136,2 m2.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Thuận Hưng còn tiến hành xây dựng nhiều công trình nhà ăn, nhà tạm, khu nhà vệ sinh… Tất cả các công trình này được xây dựng từ năm 2008 trên phần đất do Công ty cổ phần Thuận Hưng đã đền bù giải phóng mặt bằng và nằm ngoài diện tích giao đất cho Công ty theo Quyết định số 1053/QĐ-UB ngày 01/04/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Vị trí xây dựng các công trình này có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp quỹ I giao cho các hộ gia đình.

Để xác minh thông tin vụ việc khách quan, PV Báo Công Lý đã đặt lịch làm việc với UBND huyện Mê Linh. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau khi chúng tôi liên hệ, phía chính quyền địa phương vẫn “né tránh”, không cung cấp thông tin về vấn đề này.

Liên quan đến vụ việc, sau nhiều lần PV liên hệ, đại diện Công ty cổ phần Thuận Hưng từ chối cung cấp thông tin đến báo chí với lý do công ty không có gì sai phạm và đang lo chống dịch Covid-19.

Như vậy, Công ty cổ phần Thuận Hưng đã ngang nhiên tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng trước khi có Quyết định số 1053/QĐ-UB ngày 01/04/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi và giao đất. Hàng nghìn m2 đất mà công ty này tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng nằm ngoài diện tích phần đất được giao và chưa chuyển đổi mục đích sử dụng.

Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.

Quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở đâu?

Rải rác trên nhiều nguồn tài liệu, đến nay có 3 nguồn thông tin về quê hương của Trần Quang Diệu: Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của Trần Quang Diệu?

Mộ Trần Quang Diệu ở An Hải (Đà Nẵng).

Tạp chí Xưa & Nay số 517 đăng bài “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu” của nhà nghiên cứu (NNC) Đặng Quý Địch. Bài viết có một số nội dung chính sau:

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhà thơ Quách Tấn đã đến thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân gặp ông Trần Sử (Tộc trưởng họ Trần và là người giữ bộ gia phả họ Trần) và năm 1965 đã biên soạn sách “Nước non Bình Định”, trong đó viết: “Mộ nằm trong ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín. Trên một nấm gò cao trước mộ, dựng một tấm bia xây bằng đá, mặt khắc chìm bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Đó là ngôi tổ mộ của Trần Quang Diệu”.

Đến năm 2011, ông Trần Văn Qui ở thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tự nhận là hậu duệ danh tướng Trần Quang Diệu, mang tập Trần Tộc Gia Phả bằng chữ Hán đến nhờ NNC Đặng Quý Địch dịch. Theo gia phả, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), hậu duệ họ Trần là Trần Văn Tuấn vào cư ngụ ở Bồng Sơn - Hoài Nhơn và là đời thứ 1 họ Trần ở Vạn Hội. Cụ Trần Văn Tuấn từng giữ chức Hàn Lâm Tri chế cáo, sau thăng Đại Tư Mã. Cụ Tuấn sinh 6 con trai, 3 con gái, lập 4 phái nam thuộc đời thứ 2. Thân tộc họ Trần ở Vạn Hội từ đời thứ 1 đến đời thứ 5 có nhiều người làm quan dưới thời các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Thành Thái…

Đáng chú ý tại tờ 8a của gia phả ghi: “Con trai út của ông Thượng thư Bộ binh Trần Văn Tuấn là ông cố họ Trần, tên kiêng cữ là Điện, là nhà Nho lánh đời, không làm quan… Sinh hạ một trai là Trần Văn Kê”. Ông Trần Văn Qui  cho NNC Đặng Quý Địch biết: Các bậc trưởng lão họ Trần xưa nay ở Vạn Hội mật truyền rằng, cụ Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu nhưng ghi là Điện, nhằm che giấu để con trai (Trần Văn Kê) khỏi bị Gia Long giết…

Bia mộ Trần Gia Tổ Sơn ở Ân Tín, Hoài Ân.

Những câu hỏi cần được làm sáng tỏ

Qua bài viết “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu”, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

1- Đọc lại sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, chúng tôi không thấy có dòng nào tác giả cho biết đã gặp ông tộc trưởng Trần Sử. Bên cạnh đó, 4 chữ khắc trên tấm bia của “ngôi mộ tổ họ Trần” ở Vạn Hội được tác giả Quách Tấn ghi là Trần Gia Tổ Sơn (không phải là Trần Gia Tổ Cơ như bài báo đã dẫn). Đáng lưu ý, tác giả Quách Tấn cho biết: “Nhà Tây Sơn bị diệt, nhà Nguyễn lên ngôi Cửu Ngũ. Nhà họ Trần sợ, đốt hết giấy tờ thời trước. Tập gia phả phái họ Trần Bình Định do đó cũng thành mây”… Điều đó chứng tỏ, Quách Tấn chưa hề gặp ông Trần Sử và cũng chưa hề được xem tập Trần Tộc Gia Phả…

2- Theo NNC Đặng Quý Địch, bộ gia phả họ Trần ở Vạn Hội được soạn vào năm Thành Thái thứ 4 (1892) và người soạn bộ gia phả là ông Trần Văn Huệ, nguyên Tri châu Hoài Ân (?). Thế nhưng, trang 5b của gia phả lại có đoạn: “Ngụ quán của ông Trần Văn Tuấn là ấp Vạn Hội huyện Bồng Sơn… Mộ ông tại thôn Vạn Hội I. Trước mộ có bia đá khắc bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Có Từ đường tại thôn Vạn Hội I do tộc trưởng Trần Sử giám phụng” (?). Như vậy, từ xa xưa đã có ông Trần Sử là tộc trưởng họ Trần ở Vạn Hội - Ân Tín, thì làm sao vào những năm 50 của thế kỷ XX lại có ông tộc trưởng Trần Sử để nhà thơ Quách Tấn “gặp” (?).

3- Theo ông Trần Văn Qui , “các bậc trưởng lão họ Trần ở Vạn Hội mật truyền cụ Trần Văn Điện có tên trong gia phả chính là danh tướng Trần Quang Diệu”. Điều này rất đáng hồ nghi, bởi theo chính sử, gia đình Trần Quang Diệu chỉ có duy nhất 1 người con gái và đã bị Gia Long cho voi quật chết. Ngược lại, theo gia phả, ông Trần Văn Điện chỉ có duy nhất 1 con trai (Trần Văn Kê) và không có con gái? Luận cứ để có thể cho rằng Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu rất mơ hồ.

4- Theo gia phả, hầu hết các “nhân vật” trong dòng họ Trần ở Vạn Hội đều theo phò nhà Nguyễn và đều giữ những cương vị quan trọng (?). Vậy sao tên tuổi của các “nhân vật” trên không thấy sử sách ghi nhận? Một gia đình phụng sự nhà Nguyễn mà lại có một danh tướng như Trần Quang Diệu, chẳng lẽ Gia Long và các triều đại nhà Nguyễn lại không biết? Tại sao họ Trần ở Vạn Hội có một “phần tử đối nghịch” như Trần Quang Diệu mà các “nhân vật” trong dòng họ là cha, anh ruột vẫn được nhà Nguyễn trọng dụng?

5- Ngoài những tồn nghi trên, bộ gia phả còn bộc lộ khá nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, theo gia phả, từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông Trần Văn Tuấn đã giữ chức Hàn Lâm tri chế cáo, rồi thăng đến Đại Tư mã (?). Nhưng trong quan chế nhà Nguyễn không có chức danh này, mà chỉ có ở triều Tây Sơn. Một chi tiết cũng đáng nghi ngại là việc ông Trần Văn Bạt, sau khi chết trận được tặng Thị Độc học sĩ (một chức dành cho quan văn)?

Các nhà khoa học nên nghiên cứu thêm

Từ những cứ liệu ở trên có thể đặt dấu hỏi lớn về việc họ Trần ở Ân Tín cho rằng “nhân vật” Trần Văn Điện chính là danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Thật ra, năm 1987, GS - TSKH Vũ Minh Giang đã về Vạn Hội và cả thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để khảo cứu. Từ chuyến khảo cứu này, GS Vũ Minh Giang xác định: Trần Quang Diệu quê ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Dòng họ này đến đời thứ 4 thì dời đến Tú Sơn- Đức Lân khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp. Họ Trần ở Kim Giao và Tú Sơn thường xuyên qua lại và cùng thờ Trần Quang Diệu.

Đáng lưu ý, đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng ra thông báo: “Danh tướng Trần Quang Diệu là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam), nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Thông báo trên dựa trên bộ gia phả do con cháu Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng lưu giữ. Thậm chí, tại đây có cả mộ của Trần Quang Diệu.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, thông tin về quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng vẫn còn nhiều điểm tồn nghi. Chẳng hạn như các thông tin: Trần Quang Diệu tên thật là Trần Văn Đạt, sinh năm 1760; con trai út tên là Trần Văn Long (vì lẩn tránh nhà Nguyễn nên đổi thành Nguyễn Văn Quang)… Theo nhiều nguồn sử liệu thì Trần Quang Diệu sinh năm 1746 và năm 1773 đã tham gia đánh thành Quy Nhơn. Vậy, nếu Trần Quang Diệu sinh năm 1760, không lẽ khi đánh thành Quy Nhơn Trần Quang Diệu mới 13 tuổi?

Như vậy, đến nay, có 3 nguồn thông tin về quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu: Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu? Câu hỏi này cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định.