Dự Báo Kinh Tế Lượng

Dự Báo Kinh Tế Lượng

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong quý II, GDP Mỹ tăng mạnh hơn kỳ vọng nhờ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu công cùng đi lên.

Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong quý II, GDP Mỹ tăng mạnh hơn kỳ vọng nhờ tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu công cùng đi lên.

Những động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam

Dù vậy sự phục hồi của nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cùng khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, đều là những yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế của Việt Nam.

UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 là 6,0%, so với mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ là 6,0 - 6,5%.

"Những yếu tố hỗ trợ như sự phục hồi của ngành bán dẫn và chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng này", chuyên gia của UOB nhận định.

Về lạm phát, sự phục hồi của chi tiêu trong nước đã gây áp lực lên giá tiêu dùng, đẩy chỉ số CPI toàn phần của Việt Nam tăng trong quý thứ 5 liên tiếp, đạt 4,39% trong quý 2-2024, so với 3,77% trong quý 1.

Trái ngược với lạm phát toàn phần, CPI cơ bản - loại trừ thực phẩm, năng lượng và hàng hóa do nhà nước quản lý - đã giảm tốc, đạt 2,69% so với cùng kỳ.

Chi phí thực phẩm và nhà ở tăng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát toàn phần, đặc biệt là do giá thịt heo, điện, dịch vụ y tế và giáo dục. Kế hoạch tăng lương tối thiểu 6% kể từ tháng 7 năm 2024 cũng có thể tác động đến lạm phát trong tương lai.

Trước đó Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt 6,0% và 6,2% trong năm 2025.

Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế được đặt ra tại nghị quyết 01 của Chính phủ, để nền kinh tế tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay thì quý 1 phải tăng trưởng 5,2-5,6%, quý 2 tăng trưởng 5,8-6,2%.

Như vậy 6 tháng đầu năm phải đạt là 5,5-6%.

Trong nửa cuối năm còn lại, riêng quý 3 là 6,2-6,7%, 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2% và quý 4 tăng trưởng 6,5-7%.

Giá cả nhiều loại hàng hóa thiết yếu như gạo, đường, phở, mì, cà phê... nhấp nhổm tăng, chưa kể các khoản chi phí cố định như tiền điện, nước mùa nắng nóng cũng tăng cao, trong khi lương thưởng "đứng hình" khiến đời sống nhiều người dân khá chật vật.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng trong quý 2 năm nay, nhờ tiêu dùng mạnh, chi tiêu chính phủ và hoạt động tăng lượng hàng tồn trữ của của doanh nghiệp - báo cáo ngày 25/7 của Bộ Thương mại nước này cho thấy.

Theo báo cáo trên, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt mức tăng trưởng hàng năm 2,8% trong quý 2, sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ và lạm phát. Trước đó, trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các nhà kinh tế học dự báo mức tăng 2,1%. Trong quý 1, kinh tế Mỹ tăng 1,4%.

Tiêu dùng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Mỹ trong quý 2, bên cạnh đóng góp không nhỏ từ đầu tư hàng tồn kho và đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Tiêu dùng trong nền kinh tế Mỹ tăng 2,3% trong quý 2, sau khi tăng 1,5% trong quý 1, với cả hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng vững

Đối với mỗi báo cáo GDP, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có 3 lần công bố, những lần sau có thể có sự điều chỉnh số liệu so với lần đầu tiên. Đây là báo cáo GDP quý 2/2024 công bố lần thứ nhất.

Hoạt động tăng hàng tồn trữ đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP quý 2. Chi tiêu chính phủ cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung, nhờ mức tăng 3,9% của chi tiêu liên bang, trong đó có chi tiêu quốc phòng tăng 5,2%.

Trái lại, nhập khẩu tăng 6,9%, gây hiệu ứng suy giảm tăng trưởng GDP. Đây là quý mà kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2022. Xuất khẩu chỉ tăng 2%.

“Các thành phần đóng góp trong tăng trưởng GDP quý 2 năm nay cho thấy một trong những trạng thái tốt nhất mà chúng tôi quan sát được trong một khoảng thời gian đáng kể. Báo cáo này củng cố nhận định rằng nền kinh tế Mỹ đang trải qua một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất. Trong trung hạn, sự tăng trưởng đó sẽ giúp cải thiện mức sống thông qua kéo lạm phát giảm xuống, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lực thực tăng lên”, nhà kinh tế trưởng Joseph Brusuelas của công ty RSM nhận định.

Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần tới và sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Đây sẽ là đợt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương này trong 4 năm.

Báo cáo ngày 25/7 của Bộ Thương mại Mỹ cũng mang tới tin tốt về lạm phát. Theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo lạm phát quan trọng của Mỹ và được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ưa chuộng - tăng 2,6% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc từ mức tăng 3,4% ghi nhận trong quý 1. PCE lõi, thước đo không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 2,9%, so với mức tăng 3,7% trong quý 1.

Báo cáo PCE tháng 6 sẽ được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 26/7.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định báo cáo GDP “khẳng định xu hướng tăng trưởng vững và giảm lạm phát trong nền kinh tế Mỹ”.

Một chỉ số quan trọng khác là doanh số bán hàng cuối cùng cho người mua tư nhân trong nước - được Fed xem là một chỉ số chuẩn xác về nhu cầu thực trong nền kinh tế - tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức tăng của quý 1. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tiếp tục giảm, chỉ đạt 3,5% trong quý 2, so với mức 3,8% của quý 1.

Trên thực tế, bức tranh tiêu dùng của Mỹ gần đây đã xuất hiện một số vết rạn. Báo cáo hôm thứ Ba tuần này của Fed chi nhánh Philadelphia cho thấy số vụ vỡ nợ thẻ tín dụng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012. Dư nợ thẻ tín dụng cũng lập kỷ lục mới dù các ngân hàng siết chặt tiêu chuẩn tín dụng và giảm cấp thẻ mới.

Tuy nhiên, việc doanh thu bán lẻ tiếp tục tăng cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang chống chọi tốt với trở ngại từ lãi suất cao và ảnh hưởng tích tụ của mấy năm lạm phát cao.

Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần tới và sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Đây sẽ là đợt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương này trong 4 năm. Giới chức Fed không muốn đưa ra một thời điểm cụ thể cho việc hạ lãi suất, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều tín hiệu trái chiều. Họ nói muốn có thêm số liệu để chắc chắn lạm phát đang giảm bền vững về mục tiêu 2%.

Báo cáo hàng tuần vào ngày thứ Năm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/7 là 235.000, giảm 10.000 so với tuần trước đó và phù hợp với dự báo. Số người tiếp tục xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhẹ còn 1,85 triệu. Lượng người thất nghiệp giảm là một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng.

Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy lượng đơn đặt mua hàng hóa lâu bền - như máy bay, trang thiết bị, máy tính - bất ngờ giảm 6,6% trong tháng 6 thay vì tăng 0,3% như dự báo. Nếu không bao gồm nhóm giao thông, lượng đơn đặt mua hàng hóa lâu bền tăng 0,5%.

1. Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì?

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020))

Các văn bản có liên quan đến báo cáo kinh tế kỹ thuật  – Luật Xây dựng 2014; – Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách; – Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Những trường hợp cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Đối với báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Tại khoản Điều 52 Luật Xây dựng 2014 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về các trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó trừ trường hợp là người quyết định đầu tư mà có yêu cầu về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thì các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:

– Dự án đầu tư xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm là tiền sử dụng đất);

– Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng (trừ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, các dự án đầu tư mà theo phương thức đối tác công tư).

Như vậy, những trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm những trường hợp sau:

+ Trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu;

+ Dự án đầu tư mà xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng;

+ Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng;

Xem thêm: Lập báo cáo dự án đầu tư nhà máy dược phẩm WHO GMP Tư vấn tổng thể/ Lập dự án đầu tư nhà máy thực phẩm bảo vệ sức khỏe

3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định 15/2021/NĐ-CP trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp;

Chỉ đạo, kiểm tra các các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:

- Sở Xây dựng đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);

- Sở Giao thông vận tải đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý quy định như trên);

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Sở Công Thương đối với dự án, công trình thuộc thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý nêu trên);

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án, công trình được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được giao quản lý;

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải quy định phía trên.

(Khoản 4 Điều 109 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

4. Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Căn cứ theo Điều 55 Luật Xây dựng năm 2014 thì nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng có những phần nội dung cơ bản sau:

+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) + Dự toán xây dựng + Các nội dung khác của báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

- Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật về công trình thường có các mục sau: + Các căn cứ lập báo cáo + Sự cần thiết phải đầu tư + Mục tiêu xây dựng + Địa điểm xây dựng + Quy mô cấp công trình + Các giải pháp kỹ thuật + Khối lượng + An toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường + Nguồn kinh phí xây dựng + Tổng hợp kinh phí xây dựng + Thời gian thi công + Tổ chức thực hiện + Kết luận và kiến nghị

5. Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

Tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 có quy định về nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có:

– Thiết kế của bản vẽ thi công, có thiết kế công nghệ (nếu có) và có dự toán xây dựng.

– Những nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, về mục tiêu xây dựng, về địa điểm xây dựng, về diện tích sử dụng đất, về quy mô, về công suất, về cấp công trình, về giải pháp thi công xây dựng, về an toàn xây dựng, về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, về bố trí kinh phí thực hiện, về thời gian xây dựng, về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Theo quy định trên, thì hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có các loại giấy tờ sau:

– Thiết kế bản vẽ thi công; – Thiết kế công nghệ (nếu có); – Dự toán xây dựng; – Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư; – Thuyết minh về mục tiêu xây dựng; – Thuyết minh về địa điểm xây dựng; – Thuyết minh về diện tích sử dụng đất; – Thuyết minh về quy mô; – Thuyết minh về công suất;  – Thuyết minh về cấp công trình;  – Thuyết minh về giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng; – Thuyết minh về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường; – Thuyết minh về bố trí kinh phí thực hiện; – Thuyết minh về thời gian xây dựng; – Thuyết minh về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Trên đây là bài viết tổng hợp về lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, nội dung, quy trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật được trình bày từ GMPc Việt Nam – đơn vị dẫn đầu về tư vấn lập báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quý khách cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ Hotline: 0982.866.668.

Chi tiết mời Quý khách tham khảo tại đây.