GNP (Gross National Product) là tổng sản phẩm quốc dân. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà công dân của một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt địa điểm sản xuất. GNP cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe kinh tế và mức sống của người dân trong nước.
GNP (Gross National Product) là tổng sản phẩm quốc dân. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà công dân của một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt địa điểm sản xuất. GNP cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe kinh tế và mức sống của người dân trong nước.
GNP của Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm
GNP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng đều đặn qua các năm, từ 130 đô la vào năm 1991 lên đến 4.010 đô la vào năm 2022. Điều này phản ánh sự cải thiện mức sống và thu nhập của người dân trong suốt 30 năm qua.
GNP (Gross National Product), GNI (Gross National Income), và GDP (Gross Domestic Product) đều là các chỉ số quan trọng để đo lường hoạt động kinh tế của một quốc gia, nhưng chúng có những khác biệt quan trọng về phạm vi và cách tính. Dưới đây là sự so sánh giữa các chỉ số này:
Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do công dân của một quốc gia sản xuất, bao gồm cả sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.
Tổng thu nhập của cư dân trong nước từ tất cả các nguồn, bao gồm thu nhập từ nước ngoài.
Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Tính theo sản xuất của công dân, cả trong nước và ngoài nước.
Tính theo thu nhập của công dân, bao gồm thu nhập từ nước ngoài.
Tính theo sản xuất trong lãnh thổ quốc gia, không phân biệt nguồn gốc.
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài
GNI = GDP + Lượng chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về Việt Nam và lao động ở Việt Nam gửi ra nước ngoài + Lượng chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài và mức thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
GDP = Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nước
Phản ánh sức sản xuất của công dân quốc gia.
Phản ánh mức thu nhập và khả năng chi tiêu của công dân.
Phản ánh hoạt động kinh tế trong lãnh thổ quốc gia.
Đánh giá năng lực sản xuất và mức sống của công dân.
Đánh giá tổng thu nhập của cư dân, ảnh hưởng đến chính sách thuế và phúc lợi.
Đánh giá tổng hoạt động kinh tế và hiệu quả sản xuất trong nước.
Với những thông tin trên về chỉ số GNP của Việt Nam qua các năm, hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế nước ta với những thay đổi tích cực và mạnh mẽ.
Du lịch Việt Nam nhiều lần đóng mở cửa, chuyển sang "bình thường mới" và đón du khách quốc tế lần đầu sau 18 tháng.
Làn sóng Covid-19 lần thứ ba và tư năm 2021 khiến ngành du lịch tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phá sản, còn lại hoạt động cầm chừng. Những tháng cuối năm, ngành đã nhận được những tín hiệu khởi sắc, khi khách nội địa và quốc tế đang dần trở lại, thích ứng với bình thường mới. Dưới đây là một số dấu mốc của ngành du lịch trong năm.
Những năm gần đây, du lịch Tết là xu hướng không chỉ của nhiều gia đình Việt mà còn của khách quốc tế muốn khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về văn hóa, phong tục... Nếu như năm 2020, có 12 triệu lượt khách nội địa và khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2021, do ảnh hưởng của Covid-19, đặc biệt là do đợt dịch thứ ba tại Hải Dương bùng phát cuối tháng 1, số lượng du khách giảm mạnh. Nhiều điểm du lịch lớn dừng hoạt động, những nơi còn mở cửa thì không tổ chức các lễ hội.
Không có khách quốc tế, khách nội địa cũng ồ ạt hủy, hoãn tour do tâm lý e ngại. Các địa phương vốn là điểm nóng du lịch nay cũng gặp tình trạng sụt giảm lượng khách chưa từng có. Trong đó khách Hà Nội giảm 47,7%, TP HCM giảm 69,2%, Đà Nẵng giảm 67,7%, Thừa Thiên - Huế giảm 73,3%... kéo theo doanh thu từ du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm giảm 62,1% so với cùng kỳ.
Hàng triệu khách đi du lịch dịp 30/4 và 1/5
Ngay sau khi đợt dịch thứ ba được kiểm soát, du lịch dần ấm lên trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Hàng triệu khách chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi, các địa phương chủ động kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch ở các khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú, nhà hàng...
Bãi biển Vũng Tàu đón 70.000 người ngày đầu nghỉ lễ 30/4. Ảnh: Trường Hà
Tới ngày lễ, dù thông tin về số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại, nhiều cửa ngõ vào các thành phố như Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu)... ghi nhận cảnh đông đúc và tắc đường. Bốn ngày nghỉ lễ, nhiều địa phương đón hàng chục, hàng trăm nghìn lượt khách. Trong đó Đà Lạt ước đón 145.500 lượt, tăng 179,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đón khoảng 215.000 du khách; TP Nha Trang đón khoảng 125.000 lượt; TP Phú Quốc (Kiên Giang) đón 91.000 lượt khách trong kỳ nghỉ; Đà Nẵng ước đạt 74.600 lượt; TP Vũng Tàu có 70.000 du khách...
Tín hiệu khởi sắc của du lịch trong tháng 3 và 4 khiến nhiều doanh nghiệp kỳ vọng về một mùa hè sôi động. Song thực tế ngay sau kỳ nghỉ lễ 30/4, số ca nhiễm Covid-19 trong nước tăng cao, các địa phương dừng hoạt động du lịch. Du lịch Việt Nam bước vào thời kỳ đóng băng nhiều tháng, khi nhiều tỉnh, thành trên cả nước áp dụng giãn cách xã hội.
Tháng 4, số lượng khách nội địa là 9 triệu lượt. Giảm dần từ tháng 5 còn 3,5 triệu lượt; tháng 6 là 1,5 triệu lượt. Cao điểm nghỉ hè từ các tháng 7 đến 9 chỉ còn vài trăm nghìn lượt khách mỗi tháng. Tháng 9, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không tạm dừng các đường bay nội địa, các tour du lịch hoàn toàn đóng băng.
TP HCM vắng lặng trong tháng 7, khi giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Hải An
Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, 9 tháng đầu năm 2021, lượng khách nội địa giảm 16% so với cùng kỳ 2020 và giảm 52% so 2019. Tổng doanh thu từ du lịch 9 tháng đạt gần 137.000 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ 2020.
Đến tháng 10, hơn 30% doanh nghiệp xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành. Lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch, chiếm 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch, cũng đóng cửa khoảng 90% và hầu như chỉ đón khách cách ly.
Du lịch mở cửa nhỏ giọt kèm nhiều điều kiện
Cuối tháng 9, hàng loạt địa phương như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Lâm Đồng, TP HCM... đã mở lại du lịch nội tỉnh. Tour khép kín là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lữ hành đưa ra trong giai đoạn này. TP HCM đã có nhiều tour du lịch chưa từng xuất hiện.
Giữa tháng 10, nhiều nơi thí điểm đón khách ngoại tỉnh tới các khu nghỉ dưỡng biệt lập hoặc khu du lịch khép kín, song đi cùng với đó là yêu cầu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72h.
Ngày 15/10, tour khép kín liên tỉnh đầu tiên được nối lại từ TP HCM đi Quảng Bình. Ngày 23/10, từ Hà Nội, tour khép kín đầu tiên gồm 17 người đã tới Bắc Giang. Ở phía Nam, Bà Rịa Vũng Tàu đón 80 khách đầu tiên đến khu nghỉ dưỡng khép kín; Côn Đảo đón những đoàn đầu tiên ngày 23/10; Tây Ninh đón gần 100 người đi tour khép kín từ TP HCM...
Tour du lịch khép kín tới Cần Giờ lần đầu tiên xuất hiện tại TP HCM. Ảnh: Huỳnh Nhi
Thời kỳ bình thường mới của du lịch Việt
Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 để đưa cả nước sang trạng thái bình thường mới, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Sau đó một tuần, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành hướng dẫn tạm thời thực hiện "bình thường mới" trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Cụ thể ở cả 4 cấp độ dịch, du lịch đều được phép hoạt động nhưng theo quy mô nhất định. Đặc biệt, khách du lịch không cần phải xét nghiệm nCoV, trừ khi điều tra dịch tễ đến từ vùng cấp độ 3 và 4 hoặc có triệu chứng ho, sốt, đau họng...
Sau hơn một tháng thực hiện bình thường mới, ngành du lịch đã có tín hiệu khởi sắc trở lại. Cụ thể tổng lượng du khách nội địa tháng 11 đạt 2,5 triệu lượt, tăng hơn 3 lần so với tháng 10 (750.000 lượt) và 9 lần so với tháng 9 (300.000 lượt). Nhiều địa phương như Lào Cai đón khoảng 55.450 lượt khách, Hà Nội 300.000 lượt, Khánh Hòa 28.500 nghìn lượt...
Đón khách quốc tế lần đầu sau 18 tháng
Ngày 17/11, chuyến bay của Vietnam Airlines đưa 29 khách Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Áo, CH Czech, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Nauy, Australia... trở lại Việt Nam, theo chương trình thí điểm đón khách có hộ chiếu vaccine. Đây là lần đầu tiên sau 18 tháng nước ta có số liệu về khách quốc tế. Tiếp theo đó là những chuyến bay đến Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa. Tính đến 6/12, số lượng khách quốc tế là 1.179 người.
Những khách Hàn Quốc đầu tiên trở lại Phú Quốc. Ảnh: Dương Đông
Tháng 1/2022, Việt Nam bước sang giai đoạn 2 của chương trình thí điểm đón khách quốc tế, với sự tham gia của Quảng Ninh, Đà Nẵng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất thêm hai địa phương đón khách là Bình Định, TP HCM và mở rộng hình thức đón khách bằng đường bộ, đường biển.
Kỳ vọng trong năm tới, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng có rất nhiều tín hiệu tốt để khẳng định ngành du lịch Việt Nam sớm phục hồi. Cụ thể các hãng lữ hành, hãng hàng không thông tin rằng sẽ có số lượng khá lớn khách quốc tế trở lại trong thời gian tới, tập trung vào các thị trường Đông Bắc Á, tiến tới châu Âu, cụ thể là Nga.
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế. Thiệt hại kinh tế có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Việt Nam đạt thành công lớn về tăng trưởng
Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, GDP quý IV/2021 tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2020, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011 - 2019. Như vậy, GDP quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02% và quý IV tăng 5,22%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất - kinh doanh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Riêng trong quý IV/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%. Ngoài ra, một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế những tháng cuối năm là sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%. Trong khi đó, ngành khai khoáng giảm 6,21% do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế tăng 62,7%. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%); vận tải hành khách giảm 33% (năm 2020 giảm 29,6%) và luân chuyển giảm 42% (năm 2020 giảm 34,1%); vận tải hàng hóa giảm 8,7% (năm 2020 giảm 5,2%) và luân chuyển hàng hóa giảm 1,8% (năm trước giảm 6,7%). Khách quốc tế giảm 95,9% so với năm trước.
Tạo đà cho bước phát triển mới của nền kinh tế năm 2022
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “trụ cột” tạo đà phát triển mới của nền kinh tế. Năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính phủ và tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là nhân tố quyết định để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2022, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ khả quan hơn nhờ việc thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất - kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Để giảm thiệt hại cho nền kinh tế, Việt Nam cần tìm ra các biện pháp, cách thức để nhanh chóng phục hồi đà tăng trưởng. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn. Đối với các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đều biết dựa vào thị trường rộng lớn ở bên ngoài và mở rộng quy mô sản xuất, thu ngoại tệ để nhập khẩu những thiết bị cần thiết. Khả năng mở rộng tăng cung cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư. Vì thế, các động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế hiện nay là đầu tư để vừa tăng cầu và cũng vừa tăng sản lượng tiềm năng. Theo đó, Việt Nam cần mở rộng khả năng cung ứng, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, mở rộng đầu tư, ứng dụng công nghệ số để đổi mới cách thức sản xuất, tiêu dùng và đầu tư có hiệu quả.
Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng còn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch. Việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước là yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tiêu dùng chiếm khoảng 60 - 70% tăng trưởng GDP. Các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào người tiêu dùng trong nước. Khi người tiêu dùng trong nước không chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ mất thu nhập và người lao động bị mất việc làm. Chính phủ nên thực hiện chương trình hỗ trợ tiền mặt phổ cập tương ứng với 1,25% GDP (hay 5% GDP hằng quý) để hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ giúp các gia đình đang gặp khó khăn do thất nghiệp hoặc việc kinh doanh hộ gia đình không có thu nhập. Ngoài ra, Chính phủ nên hỗ trợ các ngành công nghiệp xuất khẩu bằng cách tổ chức việc đi lại an toàn cho người lao động từ tỉnh của họ đến các khu công nghiệp, cũng như cung cấp chỗ ở an toàn cho người lao động.
Bên cạnh đó, để phục hồi du lịch trong thời gian tới, Việt Nam nên cho phép các hãng hàng không hoạt động bình thường cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác bằng cách cho phép đi du lịch trong các điều kiện được kiểm soát cẩn thận.