Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức với công ty, công ty đã thực hiện báo tăng. Nhưng người lao động lại thỏa thuận công ty là không đóng BHXH. Như vậy có được không ạ?
Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức với công ty, công ty đã thực hiện báo tăng. Nhưng người lao động lại thỏa thuận công ty là không đóng BHXH. Như vậy có được không ạ?
Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết hợp đồng dịch vụ và hợp đồng lao động:
Là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ và được bên sử dụng dịch vụ trả một khoản tiền dịch vụ như thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng phải đáp ứng đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của Bộ luật Lao động như: Công việc, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, mức lương, thời giờ làm việc,...
Sự ràng buộc pháp lý giữa các bên
Không có sự ràng buộc pháp lý giữa bên sử dụng dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ, kết quả mà hợp đồng hướng tới là kết quả của công việc.
Có sự ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng lao động với người lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người lao động chịu sự quản lý, giám sát của người sử dụng lao động; đồng thời người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định, quy chế của công ty.
Không cần liên tục, chỉ cần hoàn thành xong công việc theo yêu cầu.
Thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất định hoặc không xác định thời hạn, không được tự ý ngắt quãng thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
Không bắt buộc đóng các bảo hiểm cho người thực hiện công việc.
Khi ký hợp đồng lao động phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đã làm việc đủ 12 tháng cho 01 người sử dụng lao động thì sẽ được nghỉ phép hàng năm và hưởng nguyên lương cho khoảng thời gian nghỉ phép này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Công ty mình chuyên về thiết kế xây dựng nên nhân viên phải ở lại gần công trình xây. Bên mình có hỗ trợ NLĐ 2 triệu/tháng tiền thuê nhà. Vậy tiền này có phải đóng BHXH hay không?
Theo Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Như vậy, căn cứ quy định trên đối với tiền nhà ở công ty hỗ trợ người lao động hàng tháng sẽ không thuộc khoản phải đóng BHXH.Trân trọng!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với các hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Dưới đây là các loại hợp đồng mà không phải đóng BHXH:
- Hợp đồng lao động dưới 01 tháng: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng thì không phải đóng BHXH.
Tuy nhiên theo điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 thì loại hợp đồng dưới 01 tháng hay chính là hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký tối đa 02 lần, sau đó nếu vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Hợp đồng thử việc: Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chỉ bắt buộc đóng BHXH đối với hợp đồng lao động, do đó trường hợp ký hợp đồng thử việc thì sẽ không cần đóng BHXH.
- Hợp đồng cộng tác viên/khoán việc: Bản chất của hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc là hợp đồng dịch vụ chứ không phải là hợp đồng lao động. Do đó, các bên ký kết hợp đồng không phải tham gia BHXH.
- Hợp đồng lao động không trọn thời gian, giới hạn về thời gian làm trong tháng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm việc không trọn thời gian sẽ được hưởng quyền lợi như người làm việc trọn thời gian.
Tuy nhiên, trong trường hợp không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng thì tháng đó sẽ không được tính để đóng BHXH.
NLĐ không muốn tham gia BHXH bắt buộc thì công ty phải trả chi phí hỗ trợ cho khoản tiền này đúng không? Bên mình mới ký hợp đồng lao động với nhân sự mới. Nhưng bạn không muốn tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan, doanh nghiệp có phải trả phần chi phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động không ạ?
Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy, khi bạn nhân viên này đã ký hợp đồng lao động với phía công ty chị mà hợp đồng có thời hạn từ 01 trở lên thì đã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Bên cạnh đó, nếu công ty không thực hiện báo tăng, đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị phạt tiền (Khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, công ty cần giải thích cho NLĐ hiểu thêm về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc.
Công ty trả tiền hiệu quả làm việc cho người lao động theo kết quả đạt được từ KPI (chỉ số đo lường hiệu suất công việc). Khoản này thanh toán vào hàng quý, vậy có được xem là khoản tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) không? (Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh, quận Bình Thạnh, TPHCM)
Bà NGUYỄN THỊ THU, Phó Giám đốc BHXH TPHCM: Theo Thông tư số 47/2015 của Bộ LĐTB-XH thì các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH bao gồm: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động; các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Thực hiện theo quy định trên, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI cho cán bộ nhân viên, thanh toán vào mỗi quý, nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay mức lương đóng BHXH được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng lao động, còn doanh nghiệp trả lương theo KPI xét trên hiệu quả công việc. Do đó, nếu hiệu quả không đạt thì lương sẽ thấp hơn mức đóng ghi trên hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng BHXH như thế nào? (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn - Cholimex)
Điều 23 Bộ luật Lao động 2012 quy định, một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động là mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015 về tiền lương tháng BHXH bắt buộc thì các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015.
Như vậy, trong hợp đồng lao động phải nêu rõ mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do đó, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI được ghi trong hợp đồng lao động là phụ cấp lương hoặc khoản bổ sung. Khoản tiền theo hiệu quả công việc này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.