Múa Quạt Về Hội Làng Đi Em

Múa Quạt Về Hội Làng Đi Em

Khóa học múa ballet dành cho trẻ em được xem là một môn thể thao nghệ thuật độc đáo kết hợp hài hòa giữa âm nhạc nghệ thuật và thể thao giúp rèn luyện thể chất và làm giàu tâm hồn. Hãy cùng Việt Thương Music School tìm hiểu nhiều hơn về các lớp học múa Ballet tuổi trong bài viết dưới đây.

Khóa học múa ballet dành cho trẻ em được xem là một môn thể thao nghệ thuật độc đáo kết hợp hài hòa giữa âm nhạc nghệ thuật và thể thao giúp rèn luyện thể chất và làm giàu tâm hồn. Hãy cùng Việt Thương Music School tìm hiểu nhiều hơn về các lớp học múa Ballet tuổi trong bài viết dưới đây.

Chương trình học ballet dành cho trẻ em

Chương trình học ballet dành cho trẻ em của được thiết kế đặc biệt từ cơ bản đến nâng cao và không giới hạn về thời gian:

Ballet Baby: Giáo viên dàn dựng các bài nhảy đơn giản nhằm nuôi dưỡng tình yêu ballet trong trẻ, đây còn được xem là lớp ballet tạo nền, trong lớp này, bố mẹ là người trợ giảng tuyệt vời của giáo viên

Pre – Ballet: Lớp học Pre – Ballet là lớp chuyển đổi giữa lớp Ballet Baby và Ballet. Lớp học giới thiệu đến trẻ những động tác ballet cơ bản trên nền nhạc. Lớp học bắt đầu xây dựng tính kỷ luật và khả năng độc lập trong học tập, do đó việc bố mẹ tham gia vào lớp học là điều không cần thiết.

Ballet: Kết hợp giữa âm nhạc sinh động cùng những kỹ thuật múa nâng cao giúp xây dựng những bài múa mang nhiều phong cách đa dạng.

Giới thiệu về khóa học múa ballet dành cho trẻ em

Theo nhiều chuyên gia cho biết độ tuổi 4-8 tuổi là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu tham gia khoá học ballet dành cho trẻ em. Lúc này, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về thể chất, khả năng tư duy và nhận thức, là thời điểm tuyệt vời để bé khám phá và phát triển các kỹ năng múa ballet cơ bản.

Các bé sẽ được học các động tác cơ bản của ballet như đứng, ngồi, đi, chạy, quay, uốn cong cơ thể và động tác đơn giản trên chân và tay, giúp xây dựng nền tảng vững chắc về kỹ thuật ballet. Khóa học cũng đồng thời phát triển sự linh hoạt, cân bằng cơ thể và rèn luyện khả năng biểu diễn, khuyến khích phản xạ nhanh, giúp phát triển trí tưởng tượng trong những giai điệu du dương của múa ballet.

Khóa học múa ballet dành cho trẻ em có thời lượng 1 buổi/tuần, mỗi buổi kéo dài 60 phút phù hợp với năng lượng và sự chú ý của các bé.Ngoài việc tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của ballet, khóa học còn có thể bao gồm các hoạt động biểu diễn, trò chơi giúp trẻ em tương tác và hứng thú với môn múa ballet.

Nội dung khóa học ballet dành cho trẻ em

Nội dung khóa học ballet dành cho trẻ em tập trung vào việc học các động tác và bài tập phù hợp với từng độ tuổi và khả năng của các bé từ cơ bản đến nâng cao

Lợi ích khi tham gia khóa học ballet dành cho trẻ em tại Việt Thương Music School

Môn nghệ thuật này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn hơn, tập trung hơn. Bên cạnh đó, khoá học ballet dành cho trẻ em còn trau dồi cả kiến thức về âm nhạc, nhịp điệu, giúp bé phát triển sở thích vận động. Dù nhỏ hay lớn bé đều có thể gặt hái được những lợi ích đáng kể khi tập múa ba lê như:

Cử chỉ và dáng đi được cải thiện: Hoạt động vận động và học vũ đạo uyển chuyển chính xác của Ballet giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, tăng cường sự thẳng và thăng bằng của cơ thể, qua đó cải thiện cử chỉ và dáng đi của trẻ.

Nâng cao sức khỏe: Múa ballet là một hoạt động vận động có tính đốt calo cao, giúp trẻ em đốt cháy năng lượng dư thừa, tăng cường sức khỏe tim mạch, hô hấp, và khả năng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.

Phát triển kỹ năng vận động: Ballet là một môn nghệ thuật vận động, yêu cầu sự điều khiển chính xác của cơ thể. Qua việc tập ballet, trẻ em có cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động như linh hoạt, độ cân bằng, sức mạnh cơ bắp, khả năng kiểm soát động tác chính xác và đúng kỹ thuật. Đây là những kỹ năng quan trọng không chỉ trong ballet mà còn trong nhiều hoạt động vận động khác trong cuộc sống hàng ngày của trẻ

Nâng cao sự tự tin và cá tính: Khi trẻ học múa ballet và thực hiện các động tác múa biểu diễn trên sân khấu, trẻ được khuyến khích tự do sáng tạo và có cơ hội tỏa sáng và thể hiện bản thân. Việc này giúp cho trẻ cảm thấy tự tin hơn về năng lực của mình, xây dựng cá tính riêng và phát triển khả năng giao tiếp góp phần vào sự phát triển toàn diện.

Trau dồi kiến thức về âm nhạc: Múa ballet giúp trẻ em hiểu về âm nhạc, nhịp điệu, giai điệu và phối hợp giữa âm nhạc và chuyển động. Điều này giúp trẻ nhỏ phát triển sở thích về âm nhạc và có cơ hội học hỏi về các thể loại âm nhạc khác nhau.

Tăng cường khả năng giao tiếp: Hoạt động vận động và học vũ đạo đòi hỏi sự tương tác giữa trẻ với giáo viên cũng như các bạn học viên khác, qua đó giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, gắn kết xã hội và học hỏi từ người khác.

Vì sao nên tham gia khóa học ballet dành cho trẻ em tại Việt Thương Music School

Việt Thương Music School là một địa chỉ cung cấp khoá học múa ballet dành cho trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh được rất nhiều phụ huynh tin tưởng và đánh giá cao. Nơi đây không đơn thuần là trung tâm giáo dục nghệ thuật mà còn là một sân chơi lành mạnh và bổ ích giúp các em ác em được thỏa sức phát triển năng khiếu nghệ thuật, tự tin và vui chơi mỗi ngày, mang lại cho phụ huynh niềm an tâm và tin tưởng trong việc đầu tư cho con em mình.

Với mục tiêu trở thành môi trường giáo dục nghệ thuật hàng đầu dành cho lứa tuổi măng non. Việt Thương Music School luôn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc tế, các phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ cần thiết, bảo tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, sàn gỗ, hệ thống điều hoà thoáng mát và thiết kế không gian phòng tập phù hợp học viên luyện tập. Đồng thời, đội ngũ giáo viên tại Trường là những người có chuyên môn cao, tâm huyêt với nghề và có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy múa ballet cho trẻ em.

Ngoài ra sau khi tham gia các khoá học múa ballet tại Việt Thương Music School trẻ không chỉ nắm vững các kỹ thuật múa cơ bản của ballet mà còn được tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, chương trình biểu diễn sân khấu do Trường tổ chức giúp bé có cơ hội trải nghiêm nhiều hoạt động thực tế, phát triển kỹ năng xã hội từ đó mang lại sự tự tin, cuộc sống phong phú mang đến những trải nghiệm đáng nhớ.

Hy vọng với một số thông tin về “ Khóa học múa ballet dành cho trẻ em” có thể giúp cho quý phụ huynh lựa chọn được địa điểm học ballet chất lượng để phát triển nghệ thuật múa giúp bé phát triển sở thích vận động.

THÔNG TIN KHÓA HỌC CHI NHÁNH 369 ĐIỆN BIÊN PHỦ

TRƯỜNG ÂM NHẠC VIỆT THƯƠNG – VIỆT THƯƠNG MUSIC SCHOOL

Trường có mặt ở gần như tất cả các Quận ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng đem đến sự thuận tiện trong việc đưa đón bé đến trường học.

Tham khảo vị trí hệ thống Trường: https://vietthuong.edu.vn/he-thong-vtms

Facebook: Việt Thương Music School

Website: Việt Thương Music School

Mọi thông tin chi tiết về chương trình khách hàng vui lòng liên hệ 1800 6715 hoặc để lại SDT để giáo vụ chúng tôi cung cấp thêm thông tin

Lớp học múa quạt truyền thống Hàn Quốc do Khoa Hàn Quốc học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức đã chính thức khép lại vào sáng ngày 06/12. Sự kiện không chỉ để lại nhiều kỷ niệm đẹp mà còn mở ra những giá trị to lớn trong hành trình khám phá và hội nhập văn hóa quốc tế của sinh viên.

Phát biểu tại lễ bế mạc, TS. Bùi Phan Anh Thư - Trưởng Khoa Hàn Quốc học gửi lời cảm ơn đến chuyên gia Kim Ji Yeon vì đã luôn đồng hành cùng sinh viên trong quá trình tìm hiểu và thực hành nghệ thuật múa quạt truyền thống - một trong những nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc, đòi hỏi sự tinh tế, duyên dáng trong từng động tác.

Cô cũng nhấn mạnh: “HUTECH tự hào là một trong những trường đại học tiên phong đưa nghệ thuật múa quạt truyền thống Hàn Quốc vào chương trình trải nghiệm cho sinh viên. Hoạt động này không chỉ là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà còn giúp các bạn phát triển kỹ năng, sẵn sàng hội nhập quốc tế”.

Trong suốt 05 ngày tập luyện, sinh viên không chỉ được hướng dẫn những kỹ thuật múa từ cơ bản đến nâng cao, mà còn thấu hiểu cách truyền tải cảm xúc qua từng chuyển động. Nghệ thuật múa quạt không chỉ là sự thể hiện cái đẹp qua hình thức mà còn truyền tải tinh thần, văn hóa độc đáo của xứ sở kim chi. Trong lễ bế mạc, các bạn đã tự tin trình diễn bài múa quạt đặc sắc trước sự chứng kiến của thầy cô, bạn bè. Những động tác uyển chuyển, kết hợp nhịp nhàng đã thể hiện rõ sự nỗ lực không ngừng và niềm đam mê của các bạn. Màn biểu diễn không chỉ là thành quả của quá trình rèn luyện mà còn là lời tri ân gửi đến chuyên gia, giảng viên, và toàn thể Nhà trường - những người đã tạo điều kiện để các bạn có được trải nghiệm văn hóa ý nghĩa này.

Kết thúc lớp học, mỗi sinh viên đều được trao giấy chứng nhận hoàn thành lớp học, như là sự ghi nhận cho những cố gắng trong suốt thời gian qua, đồng thời còn là nguồn động lực để các bạn tiếp tục khám phá, học hỏi những giá trị văn hóa quốc tế, chuẩn bị tốt hơn cho hành trình hội nhập sau này.

Lớp học đã khép lại nhưng những giá trị văn hóa mang đến sẽ tiếp tục đồng hành cùng sinh viên, mở ra nhiều triển vọng trên chặng đường sắp tới. Hoạt động không chỉ là cơ hội để sinh viên khám phá một môi trường học tập đa văn hóa tại HUTECH mà còn giúp các bạn rèn luyện sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần đồng đội và sự tự tin khi trình diễn trước công chúng, tạo nên bước đệm quan trọng trên hành trình trở thành những công dân toàn cầu.Tin: Xuân Mai Ảnh: Hoàng Nam TT. Truyền thông

Mặc áo mưa tập để giảm cân, khan hiếm nguồn nên phải tuyển cả học sinh cận... là những điều không phải ai cũng biết về ngôi trường đầu ngành trong đào tạo múa chuyên nghiệp.

Là trường đào tạo bài bản nhất môn nghệ thuật múa, nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo và đoàn biểu diễn nghệ thuật trên cả nước, Cao đẳng Múa Hà Nội có những điểm rất khác với trường đại học, cao đẳng bình thường.

Hiếm gặp học sinh, sinh viên Hà Nội ở trường Múa

Khoảng 90% học sinh, sinh viên Cao đẳng Múa Hà Nội ở các tỉnh ngoài Hà Nội. Điều này trái ngược hoàn toàn với các trường đại học, cao đẳng khác đóng trên địa bàn thủ đô.

"Ở những thành phố lớn như Hà Nội, nhiều trung tâm, câu lạc bộ múa mở ra thu hút rất đông người học, cho thấy nghệ thuật múa không hề thiếu sức hút. Nhưng nhiều phụ huynh không đồng ý cho con em theo học chuyên nghiệp vì chỉ coi đây là bộ môn năng khiếu, học để giải trí chứ không phải để lập nghiệp", thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng nhà trường lý giải. Cũng chính vì thế công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn.

Có những lớp ở trường Múa, 100% học sinh không đến từ Hà Nội. Ảnh: Thanh Tâm

Để đảm bảo số lượng và chất lượng cho mỗi kỳ tuyển sinh, nhà trường phải đến từng xã vùng sâu trên khắp cả nước tìm kiếm thí sinh. Cô Bùi Thúy Huyền, giảng viên khoa Múa dân tộc, kể khi mới đến một địa phương làm công tác truyền thông, mọi người hào hứng tới nghe, nhưng đến lúc thu hồ sơ thì không được mấy người.

Thầy Quang giải thích, cứ nghe nói phải học 5-6 năm, tuổi nghề chỉ 10-15 năm và ra trường nhận được lương theo quy định của nhà nước với bậc cao đẳng là phụ huynh không cho con ứng tuyển.

Trường Múa nổi tiếng khắt khe trong việc lựa chọn thí sinh có năng khiếu, gương mặt sáng, hình thể đẹp, tỷ lệ cơ thể cân đối. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số tiêu chuẩn phải hạ xuống để đảm bảo tổng số lượng học sinh, sinh viên trong trường luôn ở mức hơn 300.

"Trước đây, những thí sinh cận thị hay hơi lệch vai đều bị loại khỏi vòng sơ tuyển. Nhưng giờ trường đã tạo điều kiện cho những em như vậy", cô Huyền chia sẻ và nhận định dù hạ một số tiêu chuẩn nhưng nhà trường vẫn phải về từng địa phương lựa chọn và vận động phụ huynh cho con em theo học.

Vừa mặc áo mưa, vừa nhảy để giảm cân

Nhìn hình ảnh học sinh mặc áo mưa đứng nhảy trong phòng học, nhiều người nghĩ cả thầy và trò không bình thường. Nhưng đó lại là chuyện rất thường ở trường Múa.

Với môn nghệ thuật múa, hình thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Tăng cân, béo đùi hay béo bụng cực kỳ tối kỵ. Để nhắc nhở học sinh nâng cao ý thức giữ gìn hình thể, một số thầy cô yêu cầu các em mặc áo mưa trong khi luyện tập. Đối với học sinh, đây vừa là hình phạt, vừa là cách giảm cân hữu hiệu.

Cô Nguyễn Thu Trang, giảng viên ballet khẳng định "không thầy cô nào buộc các em ép cân, nhưng tất cả chúng tôi luôn nhắc nhở rằng hình thể đẹp là một trong những yếu tố giúp các em thành công trong nghề". Hầu hết học sinh, sinh viên ý thức được điều đó và khi bị tăng cân, các em chấp nhận hình phạt, chấp nhận ăn kiêng để giữ hình thể.

Số lượng áo mưa phụ thuộc vào cân nặng của từng học sinh. Ảnh: Mai Hương

Cân nặng được giảng viên điều chỉnh theo chiều cao và tỷ lệ cơ thể của từng học sinh. Ví dụ, em cao 1,6 m cần giữ cân nặng ở mức 45 kg và phải làm sao để sau hơn 6 năm học trong trường, số cân nặng tối đa chỉ ở mức 48 kg. Với giờ học của cô Trang, các em sẽ phải bước lên cân 2-3 lần một tuần.

Tú Anh, học sinh năm 2 cho biết chỉ cần tăng nửa cân là sẽ phải mặc một chiếc áo mưa để chạy quanh sân trường hoặc nhảy, cũng có lần phải mặc lồng hai chiếc. Số lượng áo mưa phụ thuộc vào số cân nặng của từng học sinh. Tú Anh cho rằng việc mặc áo mưa giúp các em đốt cháy nhiều năng lượng hơn để có hình thể đẹp chứ không phải một hình phạt nặng nề.

Ngoài việc vừa mặc áo mưa, vừa luyện tập, thầy cô có thể yêu cầu các em dọn nhà vệ sinh, chạy 10 vòng quanh sân trường hay tập những động tác sợ hãi nhất mỗi khi tăng cân.

80% học sinh Cao đẳng Múa Hà Nội ở độ tuổi 11-15. Ngoài việc học và luyện tập các môn chuyên ngành, các em tham gia lớp học văn hóa như học sinh ở các trường trung học khác. “Lịch học rất căng. Tập luyện nhiều thì không thể ăn và ngủ nhiều. Dù nhắc nhở các em ăn uống, ngủ nghỉ điều độ hàng ngày để giữ hình thể, nhưng để thực hiện thì rất khó”, cô Huyền, giảng viên khoa Múa Dân tộc nói và nhận định dưới áp lực học tập và việc ăn ngủ thiếu điều độ, đau dạ dày là bệnh cả thầy và trò đều hay gặp phải và việc tăng cân mạnh khó có thể xảy ra.

Vị trí đứng tập xác định sự cố gắng của học sinh

Ở các trường đại học, cao đẳng, sinh viên bước vào lớp có thể chọn một vị trí tùy ý. Ở bậc trung học, giáo viên sẽ sắp xếp cho học sinh ngồi theo nhiều tiêu chí như chiều cao, thị lực. Nhưng ở trường Múa, vị trí trong lớp được sắp xếp theo năng lực và sự cố gắng của học sinh, sinh viên.

Với những bài biểu diễn múa, diễn viên tập đẹp nhất được đứng giữa đội hình và trong phòng tập múa cũng vậy. Như ở môn ballet, học sinh đứng chính giữa gióng tập múa ngang phòng tập là người xuất sắc. Vì vậy, bất kỳ ai bước vào phòng tập cũng có thể xác định được học sinh nào đang thể hiện tốt và bất kỳ em nào cũng cố gắng để được vào gióng giữa.

Cô Trang cho biết dù biểu diễn hay thi học kỳ, người đứng chính giữa bao giờ cũng được chú ý nhất và thường được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, không phải lúc nào thầy cô cũng để học sinh tốt nhất đứng gióng giữa.

"Việc sắp xếp học sinh đứng gióng giữa của tôi phụ thuộc vào sự cố gắng của các em trong tuần học. Như vậy, học sinh nào cũng có cơ hội đứng ở vị trí này dù xuất phát điểm của em đó không cao và học sinh nào cũng sẽ tự ý thức phải cố gắng vì vị trí đứng, tránh trường hợp nhiều em đứng gióng cạnh lâu ngày sẽ tự nghĩ giảng viên không quan tâm, dẫn đến trầm cảm", cô Trang chia sẻ.

Đa số học sinh, sinh viên lựa chọn trường Múa đều ở các tỉnh ngoài Hà Nội nên phải học tập xa nhà và sống tự lập từ rất sớm. Hiện tại, những học sinh này được sắp xếp ở ký túc xá của Bộ Văn hóa.

Thầy Quang cho biết 80% học sinh của trường dưới 15 tuổi. Việc các em 11-12 tuổi phải ở chung ký túc xá với các anh chị lớn hơn dẫn đến sinh hoạt có nhiều bất tiện. Nhiều em bị ảnh hưởng tư tưởng, nếp sống của các anh chị, thấy các anh chị yêu đương cũng bắt chước nên đôi khi việc học tập bị ảnh hưởng.

Trong điều kiện chưa có ký túc xá riêng, thầy cô, bao gồm cả những người trực tiếp hướng dẫn các em học múa và những người chỉ giữ vai trò đệm đàn cho các em tập đều là bảo mẫu nhắc nhở các em từ chuyện ăn uống, ngủ nghỉ đến tắm giặt và những chuyện tế nhị ở lứa tuổi dậy thì.

Giảng viên như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Ảnh: Thanh Tâm

Diệp Anh (14 tuổi) từ Quảng Bình ra Hà Nội học coi các thầy cô trong trường như người cha, người mẹ thứ hai. "Thầy cô rất quan tâm, thậm chí còn hiểu chúng em hơn bố mẹ vì chúng em tâm sự với thầy cô hàng ngày còn bố mẹ thì cả năm mới được gặp một, hai lần", nữ sinh chia sẻ.

Chị Mai Hương, phụ huynh của một học sinh Hà Nội, chia sẻ: "Có lẽ tôi là phụ huynh đến trường nhiều nhất và tôi rất hiểu tình cảm giảng viên trong trường dành cho học sinh, sinh viên".

"Mặc dù nghề múa cho phép các con được trang điểm nhưng cô giáo con tôi luôn bắt các em không được đánh son lên lớp. Không phải vì không muốn các con đẹp mà cô muốn nhìn màu môi để phát hiện xem con bị mệt, bị sốt hay không, từ đó điều chỉnh việc tập luyện. Các thầy cô trường Múa luôn cẩn thận như vậy", chị Hương nói.

Nữ sinh trường múa khổ luyện quyết không bỏ nghề