Các đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố và một cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự tham dự của hơn 2000 đại diện cử tri.
Các đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố và một cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đóng góp ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự tham dự của hơn 2000 đại diện cử tri.
Bên cạnh các kiến nghị, đề xuất gửi tới Trung ương, cử tri Bắc Ninh cũng gửi gắm tới các đại biểu Quốc hội tỉnh nhiều kiến nghị thuộc thẩm quyền địa phương, đề cập tới nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, giao thông, xây dựng giáo dục, y tế…mong sớm được giải quyết, tháo gỡ để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân.
Là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, cử tri Bắc Ninh đề nghị tỉnh quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy của tỉnh nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy ở các khu công nghiệp nói riêng và các khu nhà trọ tập trung cho công nhân.
Cử tri xã Quảng Phú, huyện Lương Tài phản ánh, 5 trường học trên địa địa bàn xã đã xuống cấp, đề nghị các cơ quan chức năng xây mới hoặc bổ sung phòng học, xây nhà đa năng, nhà hiệu bộ cho các trường. Cử tri thị trấn Lim, huyện Tiên Du, đề nghị tỉnh, huyện quan tâm sớm phê duyệt dự án chuyển trường mầm non thị trấn Lim 1 ra điểm mới và tiến hành xây dựng trường mới do trường cũ đã quá tải. Cử tri thành phố Từ Sơn mong muốn được xây thêm các phòng học cho Trường THCS Châu Khê …
Cử tri mong muốn có thêm nhiều công trình giao thông, tăng cường kết nối trên địa bàn.
Cùng với đó, cử tri các huyện Tiên Du, Gia Bình, Thuận Thành đề nghị tỉnh, huyện đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng các tuyến đường trên địa bàn, góp phần tạo thuận lợi cho người dân di chuyển và tăng cường kết nối khi tham gia giao thông.
Cử tri huyện Yên Phong đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, đầu tư làm đường đấu nối Đông Xuyên với Khu công nghiệp Yên Phong 2C để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi lại, làm việc tại khu công nghiệp. Cử tri xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình phản ánh tuyến đường trục Trung tâm xã Nhân Thắng đã thi công, trải thảm lần 1 nhưng chưa đi lại được do dừng thi công, để lại khoảng trống ngăn cách Quốc lộ 17 và khoảng cách tới chợ và trường học, gây ảnh hưởng đến người dân khi di chuyển…
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho giáo viên, hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng khu xử lý nước thải cho làng nghề đúc đồng, nhôm, gia công cơ khí Quảng Bố và làng nghề gỗ mỹ nghệ Linh Mai, làng nghề giấy Phong Khê… cũng được cử tri quan tâm kiến nghị.
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định nhiều chế độ cho người lao động, trong đó có mức lương, mức đóng hay trợ cấp bảo hiểm xã hội… Năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 của Chính Phủ.
Quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
1. Căn cứ pháp lý quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Căn cứ theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 đã đề cập đến mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2021.
Cụ thể tại Điểm a, Khoản 1, Điều 96, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động như sau:
“1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”.
Mặt khác Điểm a, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
“2. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019. Mức lương tối thiểu vùng này sẽ được áp dụng cho đến khi có quy định mới.
2. Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho rất nhiều đối tượng bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Cụ thể, theo Điều 2, Nghị định 90/2019/NĐ-CP đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2021 gồm có:
Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu theo vùng năm 2021.
Với mỗi đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh sẽ được phân loại theo từng vùng theo mức độ phát triển kinh tế xã hội. Vùng I là vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển ở mức cao, thấp nhất là vùng IV. Để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được chính xác người lao động và doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Có thể thấy mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được giữ nguyên so với năm 2020. Mức lương tối thiểu vùng không tăng do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế trì trệ và gặp nhiều khó khăn. Hy vọng với những nỗ lực từ Chính phủ và người dân sẽ nhanh chóng đẩy lùi được đại dịch nâng cao mức lương tối thiểu vùng giúp người dân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu tốt hơn.