Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh Trong Kỳ Thì

Nghiệp Vụ Kinh Tế Phát Sinh Trong Kỳ Thì

Sự kiện "BIG OFF TIKTOK VẠN ĐƠN do Vinapharma - Group tổ chức

Sự kiện "BIG OFF TIKTOK VẠN ĐƠN do Vinapharma - Group tổ chức

Các doanh nghiệp tư nhân lớn đang đối mặt với những thách thức gì trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động?

Các doanh nghiệp tư nhân lớn đối mặt với thách thức như cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, thay đổi quy định pháp lý, quản lý nguồn nhân lực, và sự biến động của thị trường. Những thách thức này yêu cầu các doanh nghiệp phải linh hoạt và thích nghi để duy trì sự phát triển bền vững.

Vai Trò Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Trong Kinh Tế Việt Nam

Doanh nghiệp tư nhân là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Chúng không chỉ tạo ra giá trị gia tăng mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp tư nhân lớn, đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

1.1. Đóng Góp Vào Tăng Trưởng GDP

Các doanh nghiệp tư nhân lớn góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam. Chúng thường hoạt động trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như công nghiệp chế biến, xây dựng, và dịch vụ. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp khoảng 50% vào tổng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây.

Những doanh nghiệp tư nhân lớn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm. Hàng triệu lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp này, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ví dụ, một số tập đoàn lớn như Vingroup và Masan Group đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.3. Đầu Tư Vào Đổi Mới Và Công Nghệ

Các doanh nghiệp tư nhân lớn thường có khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ mới và đổi mới sáng tạo. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất sản xuất mà còn giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Dưới đây là một số doanh nghiệp tư nhân lớn nổi bật ở Việt Nam và ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế.

Vingroup là một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, du lịch, y tế, giáo dục, và công nghệ. Tập đoàn này không chỉ đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các dự án quy mô lớn mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin thông qua VinSmart và VinFast. Vingroup đã tạo ra hàng chục ngàn việc làm và có ảnh hưởng tích cực đến các ngành công nghiệp liên quan.

Masan Group là một tập đoàn lớn hoạt động chủ yếu trong ngành thực phẩm và đồ uống, tài nguyên và hóa chất. Với các thương hiệu nổi tiếng như Masan Consumer và VinCommerce, tập đoàn này đã không chỉ dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam. Masan Group cũng đã thực hiện các dự án đầu tư lớn, thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm và đóng góp vào GDP quốc gia.

TH Group, nổi tiếng với thương hiệu TH True Milk, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất sữa và thực phẩm chức năng. Với cam kết cung cấp sản phẩm sữa sạch và chất lượng cao, TH Group đã đóng góp đáng kể vào ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm của Việt Nam. Tập đoàn này không chỉ cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm tại các trang trại và nhà máy chế biến.

FPT Corporation là một trong những tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, và đào tạo. FPT đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tập đoàn này cũng đã đầu tư vào nhiều dự án công nghệ tiên tiến, giúp Việt Nam bắt kịp với xu hướng công nghệ toàn cầu.

Các Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Tư Nhân

Để giúp các doanh nghiệp tư nhân lớn vượt qua những thách thức, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ.

Chính phủ đã áp dụng các chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cũng như mở rộng sản xuất. Điều này giúp giảm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.

Có nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các khoản vay ưu đãi và quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Những chính sách này giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư và mở rộng hoạt động.

4.3. Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực

Chính phủ và các tổ chức liên quan cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao kỹ năng và năng lực cho đội ngũ lao động. Điều này giúp doanh nghiệp tư nhân cải thiện hiệu suất làm việc và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ nào để giúp các doanh nghiệp tư nhân lớn phát triển bền vững?

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và vay vốn ưu đãi, và các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cũng được áp dụng để thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao năng suất.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực chủ chốt và đổi mới liên tục, chúng đóng góp vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Sự hỗ trợ từ chính phủ và khả năng thích ứng với xu hướng toàn cầu là yếu tố quan trọng để duy trì thành công lâu dài của các doanh nghiệp này. Hy vọng bài viết này của ACC Đồng Nai đã giúp Quý bạn đọc hiểu hơn về Các doanh nghiệp tư nhân lớn trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Cách đây 78 năm, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu gửi bức thư đầy tâm huyết cho giới Công thương ngay sau khi nước nhà độc lập. Bác đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới Công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước: “Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này”.

Những lời dạy của Bác luôn đi cùng năm tháng, mang theo sứ mệnh của các “nhà công thương” và sự “tận tâm” của Chính phủ; đến tháng 9/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ban hành Quyết định số 990/QĐ - TTg, lấy ngày 13/10 hằng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nhân, doanh nghiệp.

Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với doanh nhân, doanh nghiệp kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Tiếp đến, ngày 9/12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 09/NQ -TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cùng với doanh nhân cả nước, trong những năm qua các doanh nhân, doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các doanh nhân, doanh nghiệp đã tạo ra hàng triệu việc làm, thu hút hàng chục vạn lao động, đóng góp to lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Đến nay, trên 90% nguồn thu ngân sách là do các doanh nghiệp đóng góp.

Các doanh nhân, doanh nghiệp trong tỉnh đã vươn lên hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị điều hành, triển khai các dự án sản xuất kinh doanh mới, khẳng định được vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE; Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc – VINPHACO; Công ty cổ phần Giày Vĩnh Yên; Công ty cổ phần Prime Yên Bình; Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng thân Hà; Công ty cổ phần Tập đoàn sản xuất Thép Việt Đức; Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng; Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng; Công ty cổ phần Phát triển mái nhà Việt…

Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng vào việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, phát triển, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo; góp phần quan trọng tích cực cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, các doanh nhân, doanh nghiệp đã có những đóng góp rất tích cực, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Không chỉ nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, ngày nay đội ngũ doanh nhân còn hướng tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân ngày càng văn minh, thân thiện. Doanh nghiệp trở thành ngôi nhà thứ hai là điểm đến yêu thích của người lao động. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc xây dựng văn hóa doanh nhân càng trở nên quan trọng và đầy ý nghĩa.

Trong bối cảnh khó khăn chung, 9 tháng năm 2023, tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước trên địa bản tỉnh chưa đạt theo mục tiêu và dự toán đặt ra. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng số doanh nghiệp quay trở lại thị trường thấp, doanh nghiệp ngừng hoạt động, doanh nghiệp giải thể tăng cao. Những con số biết nói thể hiện rất rõ về “sức khỏe” của doanh nghiệp, và tình hình SXKD vẫn còn nhiều khó khăn.

Cùng với các giải pháp từ Chính phủ và các bộ ngành, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp có những vướng mắc chưa được giải quyết, phần do chồng chéo từ hệ thống pháp luật, phần do một bộ phận cán bộ e ngại không dám làm mà trên nhiều diễn đàn đã nêu; đặc biệt, có những vướng mắc kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết thấu đáo mặc dù đã đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, làm mất đi nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh và giảm uy tín của doanh nghiệp.

Ở khía cạnh tiếp cận vốn, các doanh nghiệp đang phục hồi sản xuất kinh doanh, rất cần vốn nhưng vẫn gặp khó khăn do những điều kiện, tiêu chí khó đảm bảo, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Một số chính sách hỗ trợ DNVVN đã được tỉnh ban hành cũng chưa thực sự đi vào cuộc sống do chờ đợi các văn bản hướng dẫn từ bộ, ngành; cùng với đó là hồ sơ thủ tục nhiều giấy tờ, tốn kém về chi phí thời gian.

Là tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp, cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, Hiệp hội luôn lắng nghe, nắm bắt hoạt động và đồng hành cùng doanh nghiệp; đồng hành, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, những việc nào trong thẩm quyền thì địa phương quyết cho doanh nghiệp, những việc vượt thẩm quyền thì địa phương sẵn sàng cùng doanh nghiệp kiến nghị lên Trung ương làm rõ; đó cũng là nuôi dưỡng niềm tin trong mỗi doanh nhân đối với quê hương đất nước.

Sự phát triển của doanh nghiệp trong tỉnh chính là minh chứng rõ nét, thể hiện môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh. Sự gần gũi, quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan càng khơi dậy tinh thần gắn bó, trách nhiệm trong cộng đồng doanh nghiệp để từ đó có những đóng góp tích cực hơn trong phát triển KT-XH.

Đối với các doanh nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, hãy xác định luôn tuân thủ các quy định pháp luật, các chuẩn mực văn hóa, đạo đức kinh doanh; gắn kết giữa các doanh nghiệp, cùng đồng hành, phát huy sức sáng tạo, đổi mới trong lãnh đạo, quản lý; tiên phong chuyển đổi số doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển kinh tế bền vững; xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giàu đẹp, phồn vinh.

Đặc biêt, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”. Nghị quyết số 41 nêu rõ quan điểm, đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong đội ngũ doanh nhân, giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức cùng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Đây là thông tin vui mừng đối với giới doanh nhân; là luồng gió mới thổi bùng khát vọng doanh nhân, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng.

Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nhân, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Hiện nay nước ta đã hội nhập rất sâu vào kinh tế thế giới và khu vực. Đây là những thuận lợi rất cơ bản, là động lực để thúc đẩy các doanh nhân, doanh nghiệp phát triển. Các doanh nhân, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức.

Để vượt qua những khó khăn, thách thức, ngoài sự cố gắng tự thân từ phía doanh nhân, doanh nghiệp vẫn rất cần phải có sự hỗ trợ vào cuộc, quyết liệt của các cấp chính quyền.

Qua các cuộc khảo sát, các buổi đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, những nội dung mà các doanh nhân, doanh nghiệp rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành là: Đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các điều kiện kinh doanh, giấy phép con trong từng lĩnh vực ngành nghề, tạo thuận lợi, thông thoáng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cán bộ các cơ quan Nhà nước thực sự coi trọng doanh nghiệp, tận tâm phục vụ, hướng dẫn doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính. Minh bạch thông tin, truyền tải thông tin kịp thời tới doanh nghiệp. Ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Đào tạo và cung ứng lao động kịp thời và có chất lượng cao. Tiếp cận đất đai để xây dựng và phát triển sản xuất, dễ dàng thuận lợi; cải cách phương thức tiếp cận vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Doanh nghiệp, doanh nhân Vĩnh Phúc dù lớn hay nhỏ và vừa, cũng như siêu nhỏ luôn có tinh thần năng động, sáng tạo, vượt khó đi lên, đã ổn định và phát triển, có trách nhiệm với xã hội.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, nhiều doanh nhân với tấm lòng nhân ái đã tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn với tinh thần lá lành đùm lá rách. Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được trao tặng, nhiều tấm gương vượt khó được hỗ trợ... Trong từng lĩnh vực, nhiều doanh nhân đã thành công, tạo nên thương hiệu lớn, nhận nhiều giải thưởng tầm cỡ quốc gia, và được vinh danh trên nhiều diễn đàn doanh nghiệp.

Doanh nhân là đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 là động lực cho đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tiếp tục tiến lên, vượt qua thách thức, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của tỉnh, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, đồng hành cùng tỉnh chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Tích cực thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh