Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.
Nhập khẩu cho vợ và con là thủ tục hành chính phổ biến hiện nay. Vậy khi nhập khẩu cho vợ và con có cần đáp ứng điều kiện gì không? Dưới đây là hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cho vợ, con online năm 2023.
Nhập hộ khẩu cho con thuộc trường hợp đăng ký thường trú thường trú cho con về ở với cha, mẹ theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú.
Trong đó, Điều 21 Luật Cư trú quy định về hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp trên bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác.
Căn cứ các quy định trên, giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu cho con online bao gồm:
Bản sao giấy khai sinh của con;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ.
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công của Bộ Công an để làm thủ tục nhập khẩu cho con online
Địa chỉ Cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Cổng dịch vụ công
Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể đăng ký theo hướng dẫn Cách đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia
Bước 3: Chọn thủ tục đăng ký thường trú
Tìm kiếm thủ tục đăng ký thường trú qua thanh tìm kiếm hoặc kéo xuống mục lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú.
Chọn hình thức nhận thông báo kết quả và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên.
Soát lại toàn bộ thông tin và ấn gửi hồ sơ để hoàn thành thủ tục.
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha hoặc mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
Khi nhập hộ khẩu khác tỉnh cho vợ, người thực hiện cần đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thủ tục. Theo quy định mới tại Luật Cư trú 2020 thì khi vợ có nhu cầu nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà chồng ở tỉnh khác thì chỉ cần đăng ký thường trú ở tỉnh nơi người chồng đang đăng ký mà không còn làm thủ tục chuyển hộ khẩu như trước nữa.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú bao gồm:
– Công an cấp xã, phường, thị trấn;
– Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2020 đã xác định nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cư trú của cha mẹ. Trong trường hợp nếu cha và mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha hoặc của mẹ.
Theo đó có thể thấy pháp luật rất quan tâm đến quyền được xác định nơi cư trú đối với công dân, đặc biệt là người chưa thành niên. Do đó, khi sinh con hoặc nhận con và có đủ căn cứ để có thể nhập khẩu cho con thì cha, mẹ cần phải thực hiện trách nhiệm nhập khẩu cho con vào nơi cư trú của mình.
Trong trường hợp, khi xác định đã bảo đảm các điều kiện có thể nhập khẩu cho con theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 nhưng cha, mẹ vẫn không thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng tuỳ vào mức độ thiệt hại mà hành vi gây ra.
Việc đăng ký thường trú cho con là một thủ tục quan trọng mà cha mẹ nên thực hiện ngay từ khi đăng ký khai sinh cho con.
Việc đăng ký khai sinh cho con giúp cho cơ quan Nhà nước thực hiện quyền quản lý về dân cư có thể giám sát được tình hình dân cư và đảm bảo các lợi ích cho dân cư thuộc diện quản lý.
Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cho con còn giúp cho con được hưởng các nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp trong học tập, an sinh xã hội… Bên cạnh đó, khi nhập khẩu cho con theo đúng quy định của Luật Cư trú thì cha mẹ sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính, giúp cha mẹ có thể tiết kiệm một khoản chi phí hợp lý.
Trên đây những hướng dẫn của chúng tôi về thủ tục nhập khẩu cho vợ, con hiện nay. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.
Có nhiều người lấy chồng, lấy vợ khác tỉnh, khi thực hiện nhập hộ khẩu cho vợ vào nhà chồng thì không biết nhập hộ khảo cho vợ khác tỉnh như thế nào? Có thể nhiều người đang có nhu cầu nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh nhưng vì chưa nắm được thủ tục thực hiện như thế nào? Việc nhập hộ khẩu phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ khác tỉnh, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Nhập hộ khẩu được hiểu là việc công dân đăng ký thông tin với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, và được ghi vào sổ hộ khẩu. Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập khẩu được hiểu là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Tại Biểu mức thu lệ phí cư trú ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC có quy định về lệ phí nhập hộ khẩu như sau:
Như vậy, lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ thực chất là lệ phí đăng ký thường trú.
Do đó khi nộp hồ sơ nhập khẩu cho vợ thì phải đóng 20.000 đồng đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc 10.000 đồng trong trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020 có quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
Tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 có quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Như vậy, hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ thực chất là hồ sơ đăng ký thường trú.
Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Xem chi tiết mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01) ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA tại đây.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.