Thần Zeus là một vị thần tối cao trên đỉnh Olympus. Zeus được coi là vị thần Hy Lạp mạnh nhất trong danh sách các vị thần Hy Lạp cổ đại. Sau khi đánh bại Cronus và các Titan, Zeus đã được tôn làm thủ lĩnh của các vị thần, cai trị Olympus và toàn thể trần gian.
Thần Zeus là một vị thần tối cao trên đỉnh Olympus. Zeus được coi là vị thần Hy Lạp mạnh nhất trong danh sách các vị thần Hy Lạp cổ đại. Sau khi đánh bại Cronus và các Titan, Zeus đã được tôn làm thủ lĩnh của các vị thần, cai trị Olympus và toàn thể trần gian.
Đối với người Hy Lạp, thần thoại phản ánh một phần lịch sử của họ; một số người từng nghi ngờ về sự thật của câu chuyện Chiến tranh thành Troia trong tác phẩm Iliad và Odyssey. Người Hy Lạp đã sử dụng thần thoại để giải thích các hiện tượng tự nhiên, các sự khác biệt về văn hóa, các mối quan hệ thù địch và bằng hữu truyền thống. Sẽ là một niềm tự hào đối với họ nếu có thể truy ra tổ tiên của một người nào đó chính là một anh hùng hay vị thần huyền thọai.
Mặt khác, các triết gia như Xenophanes đã từng bắt đầu cho rằng các câu chuyện của các thi sĩ là các lời dối trá báng bổ vào thế kỷ thứ 6 TCN; dòng suy nghĩ này được biểu lộ chung chung trong các tác phẩm Nền Cộng hòa (Republic) và Luật pháp (Laws) của Platon. Thẳng thắn hơn, tác gia bi kịch Euripides trong thế kỷ thứ 5 TCN thường đùa nghịch với các phong tục truyền thống cũ, chế giễu chúng và thông qua tiếng nói của các nhân vật mà đưa ra sự nghi ngờ. Trong các trường hợp khác, Euripides có vẻ như hướng đến việc chỉ trích hành vi của các vị thần.
Các thi sĩ, đặc biệt trong thời kỳ Đế quốc La Mã về sau, thường phóng tác các câu chuyện về các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp theo cái cách mà làm cho chúng không còn phản ánh các tín ngưỡng thật sự lúc ban đầu. Nhiều phiên bản thông dụng của các thần thoại Hy Lạp mà chúng ta có hôm nay thật ra lại có từ các câu chuyện kể hư cấu lại chứ không phải từ các câu truyện thần thoại thật sự lúc ban đầu.
Tính hoài nghi của thời kỳ Thượng Cổ đã trở nên rõ rệt hơn dưới thời kỳ của nền văn minh Hellen. Táo bạo hơn nữa, nhà thần thoại học Euhemerus cho là các câu truyện thần thoại chỉ là một trí nhớ mơ hồ về các hành động tàn ác của các vị vua xưa. Mặc dù các tác phẩm của Euhemerus đã bị mất, những lời giải thích tương tự như của nhà thần thoại học này có thể đọc được trong các taç phẩm của Diodorus Siculus.
Tìm hiểu về văn lý (hermeneutics) của thần thoại trở nên phổ thông trong thời kỳ Đế quốc La Mã vì các nguyên lý khắc kỷ (stoicism) và hưởng lạc (epicureanism) trong triết học, cũng như một lối nhìn thực dụng của người La Mã. Học giả Marcus Terentius Varro đã tổng kết truyền thuyết của hơn một thế kỷ bằng cách phân chia các vị thần Hy Lạp thành 3 loại:
Các vị thần của tự nhiên: các dạng nhân cách hóa của các hiện tượng tự nhiên như mưa, bão, lửa...
Các vị thần của các nhà thơ: được sáng tạo bởi các thi sĩ một cách không đắn đo để gây ra các xúc cảm mạnh
Các vị thần bảo vệ một khu vực: được sáng tạo bởi các nhà lãnh đạo khôn ngoan vuốt ve, xoa dịu cũng như để giảng dạy quần chúng tại khu vực của họ.
De Natura Deorum của Cicero giải thích rõ về lối nhìn này.
Một khía cạnh ít ngờ tới của cách nhìn duy lí là xu hướng phổ biến trong việc dung hợp các thần Hy Lạp và phi Hy Lạp thành các dạng thần thánh mới mà gần như khó còn nhận ra được. Cụ thể chẳng hạn nếu Apollo, Serapis, Sabazios, Dionysus và Mithras đều thực sự là Helios, thì sao không kết hợp tất cả họ lại thành một vị thần duy nhất Deus Sol Invictus, với những nghi lễ và thuộc tính tổng hợp? Bộ thánh ca Orpheus và Saturnalia của Macrobius từ thế kỷ thứ 2 còn sót lại là sản phẩm của lối tư duy này.
Tuy Apollo trong tôn giáo có thể coi như Helios hay thậm chí Dionysus, văn chương kể về vị thần này ít khi phản ánh điều đó. Thần thoại theo văn chương truyền thống thường ít gắn kết với thực tế tôn giáo.
Hermes là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Hermes là con trai của thần tối cao Zues và nữ thần Maia, Thần Hermes là một vị thần trẻ mãi không già và bất tử. Ông là vị thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, các sứ thần, mục đồng và chăn nuôi, người thuyết trình, thương nghiệp, khoa học kỹ thuật ,các đơn vị đo lường, điền kinh, thể thao, sự khôn ngoan, lanh trí, và các phát minh, sáng chế, ngôn ngữ. Ngoài ra Hermes là vị thần đưa thư, truyền tin của đỉnh Olympus, là người dẩn đường cho các linh hồn xuống địa ngục.
Hermes rất hay ăn trộm đồ của các vị thần hoặc bày trò chọc phá họ. Nhờ có đôi hài có cánh, Hermes có tốc độ di chuyển rất nhanh và có thể đi lại dễ dàng giữa các thế giới. Nhờ thế, ông còn có nhiệm vụ là người dẫn đường cho linh hồn người chết đi đầu thai.
Hermes cũng là người tạo ra cây đàn lyre – một nhạc cụ dân gian rất phổ biến của người Hy Lạp. Đó là món quà mà Hermes đền cho Apollo vì tội chọc phá của mình.
Biểu tượng của Hermes là y hiệu ( hình 2 con rắn quấn vào nhau), mũ và đôi dép có cánh, cò và rùa.
Hermes được sinh ra trên đỉnh Cyllene, mẹ của Hermes là Maia . Maia như đoán biết được tài trộm cắp thiên bẩm của con nên bà bó Hermes trong chăn, nhưng khi bà ngũ say thì Hermes tìm cách thoát ra được. Thần Hermes đi du ngoạn khắp nơi, thông thuộc hết các đường đi ngõ hẽm. Thần chạy đến Thessalia nơi Apollo đang chăn bầy gia súc của mình. Hermes trộm một số con bò của thần Apollo và đem chùng đến một cái hang trong rừng gần Pylos sau khi đã xóa hết mọi dấu vết trên đường đi.
Trong hang sâu Hermes thấy một con ba ba và thần đã giết chết nó, bỏ hết thịt chỉ giữ lại mai của nó rồi cùng với ruột của một con bò, thần làm nên cây đàn lia đầu tiên . Apollo đến gặp Maia và than phiền rằng Hermes lấy trộm bò của mình , nhưng Hermes nhanh chóng chui vào chăn trở lại nên Maia không tin lời Apollo. Cuối cùng Zues phải can thiệp, thần đã khẳn định những gì mình đã chứng kiến và đứng về phía Apollo. Khi đó, Hermes chơi đàn lia. Là một vị thần âm nhạc, Apollo lập tức thích ngay nhạc cụ này và đề nghị đổi những con bò bị đánh cắp lấy cây đàn, vì thế Apollo là bậc thầy về âm nhạc. Sau đó Hermes lại chế tạo ra một loại nhạc cụ khác đạng ống hơi tên là syrinx, rồi Apollo cũng đổi vương trượng lấy Syrinx.
Ngoài Apollo, Hermes còn trộm cây đinh ba của thần Poseidon, thanh tầm sét của Zues, và lại một lần nữa Apollo lại mất cung và tên vào tay Hermes, Ares thì bị mất gươm.... Chính vì vậy mà Hermes được coi là vị thần trộm cướp, bảo trợ cho kẻ trộm.
Như đã nói, trong lúc rời khỏi nôi của mình, Hermes du ngoan khắp nơi. Do đó Hermes biết tất cả các con đường. Thần Zues vì không muốn phí phạm trí nhớ siêu phàm ây nên thần lệnh cho Hermes làm nhiệm vụ truyền tin sang sẽ gánh nặng với nữ thần cầu vòng Iris. Hermes với đôi giày có cánh đi khắp nơi đưa các tin lành dữ cho các vị thần và loài người , vì vậy ông bảo trợ cho sứ giả , người đưa thư.
Hermes có khả năng đi lại tự do giữa các thế giới, bầu trời, đại dương, sông suối, nhân giới, địa ngục mà không bị ai kiểm soát hay ngăn cấm. Tận dụng việt đó, Zues giao cho Hermes việt dẩn đắt linh hồn người chết đến cổng địa ngục giao cho người lái đò Charon . Hermes rất bất bình với việt này nhưng đành chấp nhận.
Hermes có trong tay chiếc gậy có thể khiến thần thánh hoặc người trần ngủ say như chết và cũng có thể đánh thức bất cứ ai dù ngũ say đến mức nào đi nữa. Hermes cũng là một vị thần có rất nhiều người tình.