Tiểu Luận Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Trung Quốc

Tiểu Luận Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Trung Quốc

0%0% found this document useful, Mark this document as useful

0%0% found this document useful, Mark this document as useful

PHẦN MỞ ĐẦU (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, giải quyết tốt vấn đề lương thực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu… Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn đang phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu vốn, thị trường, công nghệ và những kinh nghiệm trong quản lý để xây dựng và phát triển kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về vốn, công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển, đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động. Với việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 36 tỷ USD. Đây là nguồn lực quý báu để xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần vào tăng GDP và kim ngạch xuất khẩu. Nước ta đã và đang tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh việc tiếp  tục thúc đẩy quan hệ song phương về các mặt thương mại, đầu tư và trao đổi trên nhiều lĩnh vực khác theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, từng bước đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp tác kinh doanh với nước ngoài đối với mọi doanh nghiệp, nước ta tham gia đầy đủ hơn vào cơ chế đa phương nhằm thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển, thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế thị trường. (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Vì thế, trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam phát triển. Để có thể tận dụng được các cơ hội, chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược cơ cấu thích ứng vào nền kinh tế thế giới để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnh hơn,dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam

FDI – Nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng

Thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện thành công đường lối đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế – xã hội. Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã mở ra một chương mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị trí của mình như là một bộ phận năng động  của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước và thành công chung của công cuộc đổi mới.

Từ khi “Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” có hiệu lực cho đến hết tháng 12/1999, nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3087,97 triệu USD vốn đăng ký.

Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến năm 1995 cả về số dự án cũng như vốn đăng ký.Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ USD/2 dự án). Đối với nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đâu là một lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Nếu so với tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội thời kỳ năm 1991-1999 thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26,51% và lượng vốn đầu tư này có xu hướng tăng lên qua các năm. Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một trong vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp đặc biệt đối với các nước đang phát triển là chuyển giao công nghệ và thiết bị cho nước nhận đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn bằng bí quyết, công nghệ của mình hoặc của nước mình và sử dụng trong các doanh nghiệp có đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Dòng FDI đến Việt Nam từ nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đến 30/04/1998  có 59 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và đặc điểm nhân văn khác nhau, đã và đang làm đa dạng hoá kỹ thuật công nghệ còn nghèo nàn của Việt Nam. Đa số thiết bị công nghệ đưa vào Việt Nam thông qua FDI thuộc loại trung bình của thế giới, tiên tiến hơn thiết bị hiện có. Điều này có thể  được giải thích do các đối tác nước ngoài lớn nhất chủ yếu là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc . Có thể nói sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. Một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng cứ một đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo. (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

FDI với phát triển ngành, vùng kinh tế quan trọng

Đầu tư nước ngoài trực tiếp đến nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngay cả những ngành và lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ tiên tiến như thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, giao thông đường bộ , cấp nước, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng và thực phẩm với chất lượng cao. Việc này giúp Việt Nam không mất nhiều năm tự mày mò tìm kiếm mà vẫn phát triển được các ngành, lĩnh vực mới, rút ngắn được khoảng cách công nghệ với thế giới và khu vực.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác, và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (năm 1995 = 6,3%; năm 1996 = 7,39%; năm 1997 = 9,07%; năm 1998 = 10,12%; năm 1999 = 10,3%) (Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 9/2000)

Công nghiệp – Ngành kinh tế quan trọng và trực tiếp liên quan đến kỹ thuật công nghệ của toàn bộ nền kinh tế , thu hút được nhiều và ngày càng tăng về số dự án và vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tưng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu, với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Đặc biệt, giá trị sản xuất của ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Trong công nghiệp chế biến,tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22% và có xu hướng ngày càng tăng. Trong đó, ở một số ngành quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: 71% trong ngành sản xuất sửa chữa xe có động cơ; 44,3% trong ngành sản xuất san phẩm bằng da và giả da;100% trong ngành sản xuất tụ điện, máy in, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí… 67,6% trong ngành sản xuất radio, tivi, thiết bị truyền thông, 31% trong ngành sản xuất kim loại; 22,2% trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử; 20,1% trong ngành sản xuất hoá chất; 19,1% trong ngành sản xuất may mặc;18,1% trong ngành dệt. (Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 9/2000) (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Các công nghệ đang được sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất,… đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành công nghệ điện tử, hoá chất, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tự động hoá tương đối hiện đại. Một số sản phẩm điện tử, vi mạch được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được trang bị các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với ngành nông nghiệp: tính đến nay, con 221 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trong ngành nông nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trước đây đầu tư nông nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản… thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi…

Việc tập trung đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tạo được tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, tuy nhiên đối với những nước nông nghiệp như Việt Nam nếu chỉ tập trung đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ sẽ không tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và thất nghiệp không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở đô thị.

Đến nay khu vực có FDI đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong phát triển tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.Khu vực này đã sử dụng lao động và các nguồn lực khác trong nước và tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng trong nước và tạo ra những năng lực mới cho nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách, kim ngạch xuất khẩu. (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Hoạt động của các dự án FDI tạo ra số lượng lớn chỗ làm việc có thu nhập  cao đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao  động Việt Nam

Tính đến ngày 31/12/1999, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tạo ra cho Việt Nam khoảng 296.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp (bao gồm công nhân xây dựng và các ngành sản xuất, dịch vụ phụ trợ có liên quan). Như vậy, số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước – đây là một kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài là 70 USD/tháng (tương đương 980000 đồng) bằng khoảng 150% mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỷ luật lao động nghiêm khắc… đúng với yêu cầu của lao động làm việc trong nền sản xuất hiện đại, trong một số lĩnh vực còn có yêu cầu đối với lực lượng lao động phải có trình độ cao về tay nghề, học vấn, ngoại ngữ..Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện , nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc tại các doanh nghiệp này. Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động cho thấy, đến nay, ngoại trừ một số ít lao động bỏ việc do mâu thuẫn với giới chủ, một số khác bị thải loại do không đáp ứng được yêu cầu chủ yếu do tay nghề yếu, số công nhân hiện còn làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được bồi dưỡng trưởng thành và tạo nên một đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu đối với người lao động trong nền sản xuất tiên tiến.

Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực và có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động Việt Nam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại có kỷ luật. (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh: trước khi bước vào cơ chế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi , đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả, đây chính là điều kiện tốt một mặt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam.Đến nay chúng ta có khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả bí quyết kỹ thuật.

FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới

Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.

Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp  nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị trường ở nước ngoài.Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam . Nhờ có những lợi thế trong hoạt động của thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng KNXK của cả nước và cao hơn hẳn KNXK của các doanh nghiệp trong nước (năm 1996 KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 78,6% so với năm trước, thì KNXK của cả nước tăng 33,2%, còn KNXK của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 29,5%; số liệu tương ứng của năm 1997: 127,7%; 26,6%;14%; năm 1998 là:10,7%; 2,4%; 1,8%; năm 1999 là: 30,2%; 23%; 21,1%. Về số tuyệt đối,KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên một cách đáng kể trong các năm:nếu năm 1992 đạt 52 triệu USD , năm 1995 đạt 440,1 triệu USD,năm 1996 đạt 786 triệu USD, năm 1997 đạt 1790 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD thì năm 1999 đạt tới 2577 triệu USD. Như vậy KNXK của các doanh nghiệp loại này đạt được trong năm 1999 bằng 5,8 lần của năm 1995 và bằng 49 lần của năm 1992.Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu , nếu không kể cả dầu thô, ưu điểm hơn hẳn của hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó có nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình,… (Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế tháng 5/2000). (Tiểu Luận: Xuất khẩu tư bản ở Việt Nam)

Tóm lại, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Đôí với Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như một lực khởi động, như một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực dậy một số doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đình đốn , có nguy cơ phá sản. Không những thế, nó còn góp phần hình thành nhiều ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều sản phẩm mới. Vì khả năng thu hồi vốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn  vào kết quả sản xuất kinh doanh nên các nhà đầu tư nước ngoài thường tính toán cân  nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào Việt Nam những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có khả năng phát huy được hiệu quả nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh đưa ra nền kinh tế Việt Nam hội nhập tương đối có hiệu quả. Là khu vực hấp dẫn, tạo ta nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Là môi trường lý tưởng để chúng ta học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện đại. Là điều kiện tốt để Việt Nam mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.