Giá Vàng Trắng Mua Vào Và Bán Ra

Giá Vàng Trắng Mua Vào Và Bán Ra

(BĐT) - Tính đến cuối tháng 6/2024, giá hợp đồng tương lai cao su tự nhiên trên Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo tăng 7,3% lên 168,2 UScent/kg so với đầu năm và tăng 27% so với đầu năm 2023. Đà tăng mạnh mẽ của giá cao su trên thị trường thế giới đã giúp nhiều doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su ghi nhận kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

(BĐT) - Tính đến cuối tháng 6/2024, giá hợp đồng tương lai cao su tự nhiên trên Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo tăng 7,3% lên 168,2 UScent/kg so với đầu năm và tăng 27% so với đầu năm 2023. Đà tăng mạnh mẽ của giá cao su trên thị trường thế giới đã giúp nhiều doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su ghi nhận kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

XE HUYNDAI GRAND I10 ĐỜI 2020, 5 chổ

Sáng 8-11, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Đây là diễn biến này khá bất ngờ với nhiều người, khi đã đổ xô đi bán vào ngày hôm trước.

Đây cũng là mức giá bán ra vàng miếng SJC tại Công ty PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu…

Đáng chú ý, biên độ chênh lệch giá mua – bán vàng miếng được các doanh nghiệp đẩy lên tới 3-4,5 triệu đồng/lượng. Với mức chênh lệch này, rất khó để có cơ hội lướt sóng giá vàng hưởng chênh lệch.

Tương tự, giá vàng nhẫn 99,99 và vàng trang sức các loại cũng tăng mạnh trở lại sau một ngày lao dốc. Công ty SJC giao dịch vàng nhẫn trơn mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 84,8 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng mỗi lượng.

Một số doanh nghiệp khác mua vào vàng nhẫn trơn ở mức cao hơn, như tại Công ty PNJ mua vào 83,6 triệu đồng; Bảo Tín Minh Châu mua vào 83,05 triệu đồng trong khi DOJI mua vào 82,8 triệu đồng; chiều bán ra tương tự như tại Công ty SJC ở quanh mức 84,8 – 85 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, hệ thống Mi Hồng báo giá mua vàng nhẫn trơn 99,99 chỉ có 82 triệu đồng/lượng, còn bán ra ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tăng trở lại 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước “quay xe” tăng trở lại theo đà phục hồi trong ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư. Chỉ sau 2 phiên lao dốc khoảng 100 USD/ounce, giá vàng trên thị trường quốc tế đã tăng mạnh trở lại khoảng hơn 50 USD/ounce, lấy lại mốc 2.700 USD/ounce.

Tuy vậy, lúc 9 giờ, theo giờ Việt Nam, kim loại quý trên sàn quốc tế lại giảm nhẹ về mức 2.698 USD/ounce. Trước đó, trong phiên đêm hôm qua, có thời điểm giá vàng thế giới đã nhảy vọt lên 2.710 USD/ounce.

Liên quan đến giải pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước, trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết từ ngày 19-4 đến 29-10, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu và 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp ra thị trường với khoảng hơn 13 tấn vàng.

Tiếp đó, để nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang phương thức bán vàng miếng với khối lượng phù hợp. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC.

Từ ngày 3-6 đến 29-10, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC, tương đương khoảng 11,46 tấn vàng.

Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước thông báo chủ trương thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp, vàng miếng SJC trên thị trường trong nước được mua bán ở mức 89-92 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá thế giới hơn 18 triệu đồng/lượng (khoảng 25%).

Kể từ khi chính thức thông báo thực hiện phương án bán vàng miếng trực tiếp, Ngân hàng Nhà nước cho biết chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước so với giá thế giới đã giảm, hiện chỉ còn chênh khoảng 3-5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới (khoảng 5%-7%).

Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 83 triệu đồng/lượng.

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.

TP - Mỗi năm cứ đến ngày vía Thần Tài người dân lại đổ xô đi mua vàng để “lấy may”. Dòng người xếp hàng dài từ tờ mờ sáng trước các tiệm vàng hoặc chờ đợi nhiều giờ liền chỉ để mua bằng được một miếng vàng hay thậm chí chiếc nhẫn vàng nho nhỏ. Vậy, nên hiểu sao cho đúng về phong tục này, Tiền Phong đã trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông Nguyễn Quang Minh xung quanh câu chuyện này hầu mong giúp bạn đọc có thêm một kênh thông tin tham khảo.

Cứ tới ngày vía Thần Tài, nhiều người, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được tài lộc, may mắn. Vậy thưa chuyên gia, phong tục này bắt nguồn từ đâu?

Nhà nghiên cứu văn hóa Á Đông Nguyễn Quang Minh

Tục thờ Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Tại Việt Nam trước đây, việc mua bán vàng ngày vía Thần tài chưa hẳn trở thành trào lưu như bây giờ mà chỉ lan truyền trong cộng đồng nhỏ một số thương nhân, người kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, đặc biệt là bộ phận người Việt gốc Hoa. Gần chục năm trở lại đây, tục này lan rộng tại Sài Gòn và đặc biệt, khoảng 5 năm nay, trào lưu này lan ra cả Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác.

Cảnh tượng người dân Hà Nội và TP HCM đổ xô xếp hàng dài cả cây số từ sớm tinh mơ để mua vàng ngày vía Thần tài trở nên không còn xa lạ vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Bên cạnh đó, giờ đây không chỉ có người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những đối tượng khác như công chức, dân văn phòng... cũng mua vàng vào ngày vía Thần tài để cầu may, cầu tài lộc đầu năm. Cũng có một thực tế, tích Thần tài được một số người làm kinh doanh tuyên truyền mạnh trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm.

Theo quan niệm của người Hoa thì trong 10 ngày đầu năm, ngày Mùng 10 là ngày kết quả, ngày khóa, tổng kết. Họ quan niệm ngày Mùng 9 là ngày Dương tượng trưng cho Cha và ngày Mùng 10 là ngày Âm, tượng trưng cho Mẹ, người sinh ra vạn vật.

Bên cạnh đó, theo quan niệm (cũng từ Trung Quốc) liên quan đến thuyết tứ lộc thì người xưa tính lộc của một năm là Tuế lộc, lộc của một tháng là Kiện lộc, lộc của một ngày là Tọa lộc, và lộc của một giờ là Quy lộc. Ngày mùng 10 đầu năm được lựa chọn vì hội tụ đủ cả tứ lộc. Từ những quan niệm đó mà hình thành suy nghĩ cứ đến ngày này, cần có những động thái để hút tài lộc, may mắn.

Với phong tục này, nếu trong ngày Mùng 10 tháng Giêng, không mua vàng mà bán vàng thì liệu có bị “mất lộc” không?

Hình ảnh xếp hàng mua vàng vào ngày vía Thần Tài đã quá quen thuộc

Cái quan trọng là chúng ta có hành vi giao dịch nên buôn hay bán đều mang ý nghĩa như nhau. Theo thuyết phong thủy âm dương ngũ hành, không chỉ vàng bạc, mà tất cả những yếu tố thuộc hành Kim khi giao dịch trong ngày này cũng được xem là mang lại may mắn, thuận lợi. Ví dụ, một hợp đồng ký mua bán sắt thép, các giao dịch ở lĩnh vực liên quan đến kim loại… cũng rất tốt. Thậm chí, có quan niệm cho rằng nếu tương tác vui vẻ với những người thuộc mệnh Kim trong ngày này cũng đã có thể mang lại may mắn cho bạn (cười).

Tuy nhiên, xét về ngũ hành thì vàng thuộc mệnh Kim, vậy mua vàng liệu có mang lại may mắn cho tất cả mọi người không, thưa ông?

Nếu xét về ngũ hành, mùa xuân thuộc mệnh Mộc thì 3 tháng đầu năm không nên mua vàng vì Mộc khắc Kim. Chỉ duy nhất ngày Mùng 10 tháng giêng là có tứ lộc, lại thuộc mệnh Thổ nên sinh Kim, tốt cho giao dịch vàng hay kim loại nói chung.

Người xưa cũng nói “được bạc thì sang, được vàng thì lụy”, theo ông nên hiểu quan niệm này như thế nào?

Việc đánh giá quan niệm này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu những giá trị do chính mình làm ra mà người ta muốn quy đổi ra vàng để cất giữ thì không có gì sai trái cả, càng không có chuyện “lụy” khi mà vàng xưa nay vẫn được người Việt chọn là một trong những kênh đầu tư truyền thống. Còn “được bạc” mà trong hoàn cảnh vi phạm pháp luật thì sẽ khó màng “sang” được.

Không bàn đến câu chuyện tích lũy đầu tư, với những người mua vàng vào ngày Vía Thần Tài chỉ với mong muốn “lấy may” thì ông có lời khuyên nào cho họ?

Một trong những phong tục dân gian của người Á Đông xưa là người ta hay dùng một miếng vải sa-tanh màu vàng gói miếng vàng lại và cất đi. Điều này mang ý nghĩa: việc chúng ta làm ra của cải là rất tốt nhưng bảo vệ, giữ gìn được thành quả đó càng quan trọng hơn.

Thật ra việc mua vàng vào ngày Vía Thần Tài cũng không có gì là sai trái cả, nhiều người dùng tiền lì xì để mua một chiếc nhẫn nho nhỏ vừa làm của để dành cho con cái vừa lấy may đầu năm cũng có thể xem là một trong những phong tục vui vẻ đầu xuân. Tuy nhiên, chúng ta không nên chen lấn, xô đẩy mua bằng được và coi đó là kênh đầu tư khi giá vàng đang nhiều biến động như hiện nay.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!