Nhiều tín hữu khi vào nhà thờ, thì chấm tay vào một bình nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ đó có ý nghĩa gì vậy?
Nhiều tín hữu khi vào nhà thờ, thì chấm tay vào một bình nước và làm dấu thánh giá. Cử chỉ đó có ý nghĩa gì vậy?
Nước cất là nước tinh khiết nhất, không chứa bất kỳ khoáng chất và tạp chất nào. Trong khi đó nước tinh khiết lọc bằng công nghệ RO vẫn chứa một lượng khoáng chất nhỏ.
Nước siêu tinh khiết là nước đã qua xử lý, hoàn toàn vô trùng, sạch khuẩn và không gây hại nên hoàn toàn có thể dùng làm nước uống.Tuy nhiên, mặc dù an toàn và không gây hại, nước cất vẫn không được khuyến khích sử dụng làm nước uống hàng ngày. Nguyên nhân là do:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về tác hại của việc thiếu khoáng chất do uống nước cất, có thể gây ra các bệnh như loãng xương, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa.Thay vì uống nước cất, bạn nên sử dụng nước đã qua lọc và bổ sung khoáng chất từ các loại máy lọc nước uy tín. Điều này giúp cơ thể nhận đủ nước sạch và dưỡng chất cần thiết, đảm bảo sức khỏe.
Nước cất hoàn toàn có thể uống được nhưng không nên sử dụng thường xuyên
Nước cất là loại nước tinh khiết nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội so với nước thông thường. Tuy nhiên, nước cất chỉ nên dùng trong các lĩnh vực đặc thù như y tế, công nghiệp chứ không phải là lựa chọn tối ưu cho nước uống sinh hoạt hàng ngày.Để có nguồn nước sạch và giàu dưỡng chất, gia đình bạn nên đầu tư một chiếc máy lọc nước chất lượng. Hiện nay, công nghệ lọc nước đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tính năng ưu việt như: CDI, RO, Nano,…
Với công nghệ lọc CDI độc quyền, máy lọc nước Maxdream không chỉ loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng mà còn giữ lại được khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe.Những ưu điểm vượt trội của máy lọc nước Maxdream:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về nước cất, hiểu rõ công dụng cũng như lý do vì sao không nên lạm dụng loại nước này làm nước uống hàng ngày. Hãy lựa chọn cho gia đình nguồn nước sạch, an toàn và đầy đủ dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhé!
Cláudia S. Sarrico là giáo sư về quản lý tại Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Minho và tại CIPES (Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học), Bồ Đào Nha. Email: [email protected].
Tóm tắt: Ngày càng nhiều người có trình độ tiến sĩ. Sự tăng trưởng này đang được thúc đẩy bởi chính sách của chính phủ, những thay đổi trong giới hàn lâm, nhu cầu có nhiều tiến sĩ nghiên cứu hơn, chủ nghĩa bằng cấp và việc nhập khẩu tài năng quốc tế. Trong sự nghiệp học thuật truyền thống đã không còn đủ chỗ cho tất cả những người có bằng tiến sĩ. Nhiều người trở thành những “permadoc” (tiến sĩ vĩnh viễn), mòn mỏi với những hợp đồng giảng dạy tạm thời và thu nhập bấp bênh; những người khác phải chuyển sang công việc bên ngoài giới hàn lâm. Đào tạo tiến sĩ cần thay đổi để chuẩn bị cho những người có bằng tiến sĩ sẵn sàng chấp nhận sự nghiệp đa dạng hơn.
Số người có trình độ tiến sĩ đang tăng nhanh ở những nền kinh tế có thu nhập cao, và gần đây, ở cả những nền kinh tế thu nhập thấp hơn. Vào năm 2019, tỷ lệ trung bình của những người từ 25 đến 64 tuổi có bằng tiến sĩ trên toàn OECD là khoảng 1%. Nếu xu hướng này tiếp tục, 2,3% tổng số thanh niên ngày nay sẽ theo học chương trình tiến sĩ vào một thời điểm nào đó trong đời. Vì sao có sự mở rộng này, và bằng tiến sĩ đem lại lợi ích gì cho ngày nay?
Số người có bằng tiến sĩ đang tăng nhanh
Mối bận tâm về số lượng người có bằng tiến sĩ bắt đầu từ những năm 1980 ở Hoa Kỳ, nhưng điều đó không làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự mở rộng tiếp tục đặt ra câu hỏi về lợi ích của việc đầu tư vào bằng tiến sĩ đối với các cá nhân và với xã hội.
Việc mở rộng đào tạo bậc tiến sĩ bắt nguồn từ việc giáo dục đại học chuyển đổi từ ưu tú sang đại chúng – quá trình này đã được Martin Trow bàn đến vào những năm 1970, và sự phổ biến của những hệ thống giáo dục đại học có tỷ lệ tham gia cao trên toàn cầu.
Việc mở rộng giáo dục tiến sĩ, với mục đích chính là đào tạo những người thực hiện công việc nghiên cứu, là một hiện tượng đã có từ lâu ở các nước OECD, là nơi – theo truyền thống- tập trung các hoạt động nghiên cứu; nhưng ngày nay năng lực nghiên cứu đang lan rộng ra nhiều quốc gia hơn, với sự trỗi dậy đáng chú ý của Trung Quốc.
Những con số biết nói: theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020, chỉ 36 quốc gia có số người đạt trình độ tiến sĩ vượt trên 0,6% dân số, trong số đó chỉ một vài nước bên ngoài OECD. Trong OECD, trong vòng hai thập kỷ trước năm 2017, số lượng bằng tiến sĩ mới được cấp tăng gần gấp đôi (từ 140.000 lên 276.800). Để so sánh, tổng chi tiêu trong nước cho R&D chỉ tăng 18% trong giai đoạn 2000–2020. Điều này có nghĩa là nhiều người có học vị tiến sĩ sẽ không được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu.
Tốc độ tăng trưởng trình độ tiến sĩ nhanh hơn nhiều so với trình độ đại học nói chung: từ năm 2014 đến 2019, trong OECD, giáo dục tiến sĩ tăng 25% (0,93% đến 1,16%), trong khi giáo dục đại học tăng 12,7% (33,65% đến 37,90%).
Vì sao có quá nhiều bằng tiến sĩ được cấp?
Các chính phủ đã và đang khuyến khích đào tạo thêm nhiều tiến sĩ với hy vọng phát triển nền kinh tế tri thức để thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Nguồn tài trợ nghiên cứu được cấp trực tiếp cho các trường để đào tạo ra nhiều tiến sĩ hơn, nhiều vị trí sau tiến sĩ hơn; và gián tiếp cho các ấn phẩm và trích dẫn mà họ (các tiến sĩ) là công cụ sản xuất. Hầu hết các các quỹ nghiên cứu bổ sung là dành cho những dự án có thời hạn cố định sử dụng các nhà nghiên cứu sau tiến sĩ theo các hợp đồng có thời hạn. Việc mở rộng đào tạo tiến sĩ đảm bảo nguồn cung liên tục cho những vị trí sau tiến sĩ này.
Nguồn tài trợ nghiên cứu sẵn có ngày càng tăng cũng tạo ra nhu cầu theo đuổi sự nghiệp học thuật ở những sinh viên tốt nghiệp đại học, đặc biệt những người có “sở thích khoa học”. Trong một số lĩnh vực, những người có bằng tiến sĩ này cũng được đánh giá cao cả ở bên ngoài giới hàn lâm, bởi những người sử dụng lao động đánh giá cao năng lực kỹ thuật và chuyển giao của họ. Có thể thấy điều đó trong các hệ sinh thái khoa học, nơi có sự hợp tác giữa các trường đại học và thế giới bên ngoài, và là nơi mà cường độ công nghệ của các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển ở mức độ cao.
Một số cá nhân cũng có thể sử dụng bằng tiến sĩ để trở nên nổi bật trong thị trường sinh viên tốt nghiệp, trong những hệ thống giáo dục đại học có sự tham gia cao. Chủ nghĩa bằng cấp này khá phổ biến trong những lĩnh vực chuyên môn như kinh doanh, quản lý hành chính công và y tế, và nó thiên về việc nâng cao địa vị của ai đó hơn là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Có thể cho rằng, một số “bằng tiến sĩ chuyên nghiệp – professional doctorates” này không phù hợp với định nghĩa truyền thống và được quốc tế chấp nhận về bằng tiến sĩ phải là kết quả của công việc nghiên cứu độc lập từ đầu. Trong báo cáo Khảo sát về Tiến sĩ, Tổ chức Khoa học Quốc gia của Hoa Kỳ đã sử dụng một định nghĩa về “tiến sĩ nghiên cứu – research doctorate” chặt chẽ hơn so với Hệ thống Dữ liệu về Giáo dục sau Trung học Tích hợp, và chỉ một số ít các EdD (tiến sĩ giáo dục – doctor in education) và DBA (tiến sĩ quản trị kinh doanh – doctor of business administration) phù hợp với định nghĩa này.
Một ví dụ cực đoan khác về chủ nghĩa bằng cấp được minh họa bởi trường hợp một số nhân vật tiếng tăm, thường là các chính trị gia, bị tước bằng tiến sĩ vì đạo văn. Điều đó cho thấy rằng theo đuổi tri thức không phải là mục tiêu của họ. Thay vào đó, họ sử dụng bằng tiến sĩ để nâng cao sự nghiệp và địa vị xã hội của mình.
Việc nhập khẩu nhân tài là một động lực chính khác khiến đào tạo tiến sĩ mở rộng. Hơn một phần năm nghiên cứu sinh tiến sĩ trong OECD là sinh viên quốc tế (so với chỉ 4% ở trình độ cử nhân). Ở hầu hết các quốc gia, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung ở bậc đào tạo này để thu hút những tài năng nước ngoài tốt nhất, kể cả từ bên ngoài thế giới nói tiếng Anh. Nhiều quốc gia dựa vào những người nhập cư này để nuôi hệ thống nghiên cứu của họ.
Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài.
Điều gì xảy ra với những người có bằng tiến sĩ sau khi tốt nghiệp?
Mặc dù nhiều người cố gắng, nhưng hầu hết những người có bằng tiến sĩ không có cơ hội tham gia vào công việc học thuật truyền thống, mà trở thành những “permadoc” trong một thời gian dài, nghĩa là chấp nhận làm việc theo những hợp đồng giảng dạy có thời hạn nối tiếp nhau trước khi chuyển sang một công việc không thuộc giới hàn lâm, một số tham gia vào nghiên cứu, còn hầu hết là những hoạt động phi nghiên cứu.
Sự bất an vẫn luôn là đặc điểm của giai đoạn đầu trong sự nghiệp học thuật, nhưng với sự gia tăng số lượng những người có bằng tiến sĩ, những nhóm tiến sĩ trẻ hơn khó thành công hơn trong quá trình chuyển đổi sang hợp đồng không xác định thời hạn trong giới hàn lâm. Những người đó cần sẵn sàng di chuyển nhiều về mặt địa lý và tự tin, dành nhiều năng lượng cho nghiên cứu và kết nối mạng, đồng thời chuẩn bị để chấp nhận một thời gian dài bấp bênh.
Sự bấp bênh đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về công bằng, đa dạng và hòa nhập, vì những người có xuất thân đặc quyền nhiều khả năng không bị điều đó cản trở. Đối với phụ nữ, hiện nay họ ngang bằng với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực đào tạo tiến sĩ. Nhưng họ vẫn có ít đại diện ở những vị trí lãnh đạo, ở những cấp bậc cao hơn của sự nghiệp học thuật và trong những lĩnh vực mang lại cơ hội tốt hơn ở bên ngoài giới hàn lâm, chẳng hạn như kỹ thuật. Dịch chuyển quốc tế rất cần thiết cho sự nghiệp học thuật là một trở ngại khác mà phụ nữ phải đối mặt, đặc biệt với những người có con.
Mối đe dọa đối với giới hàn lâm là nó không còn sức thu hút và giữ chân những người tài năng nhất, vì những công việc bên ngoài học thuật cung cấp những hợp đồng vô thời hạn nhanh hơn, cũng như thu nhập và triển vọng tốt hơn cho sự phát triển nghề nghiệp. Và mặc dù phần thưởng tinh thần trong sự nghiệp học thuật được coi là tốt hơn, những người có bằng tiến sĩ trong những công việc khác có xu hướng hài lòng với vị thế của họ. Các trường đại học/học viện phải cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn, nếu không chất lượng của khoa học sẽ bị ảnh hưởng. Đã có những lời đồn đại rằng, trong một số lĩnh vực, những vị trí sau tiến sĩ (postdoc) đang trở nên khan hiếm ứng viên.
Hơn nữa, nếu đào tạo tiến sĩ tiếp tục với tốc độ vượt quá nhu cầu của sự nghiệp hàn lâm, thì cần chuẩn bị tốt hơn cho các ứng viên trước sự đa dạng của các lựa chọn nghề nghiệp trong giáo dục đại học, kinh doanh, chính phủ, khu vực phi lợi nhuận tư nhân và công việc tự do.
Điều này có ý nghĩa gì đối với đào tạo tiến sĩ?
Sự phát triển của giáo dục tiến sĩ đã tạo ra những chương trình đào tạo chính quy, có cấu trúc và được kiểm soát hơn. Nó cũng mang đến những cách tiếp cận đa dạng hơn, tạo sự cân bằng giữa đào tạo tiến sĩ nghiên cứu truyền thống và nhu cầu đào tạo tiến sĩ cho những công việc sản xuất bên ngoài giới hàn lâm.
Mối quan tâm về giá trị của việc đào tạo tiến sĩ cho những công việc bên ngoài giới hàn lâm – đã trở nên phổ biến ở tất cả các ngành học. Những chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ mới trong môi trường sản xuất đã xuất hiện trong các cơ sở công lập và tư thục. Những chương trình này có cùng tư cách với chương trình đào tạo tiến sĩ truyền thống, vẫn được coi là đào tạo “tiến sĩ nghiên cứu”, nhưng theo đuổi mục tiêu ứng dụng hơn là kiến thức lý thuyết. Chúng đặt ra những yêu cầu mới đối với cả hai bên, với hai văn hóa khác nhau và những ưu tiên khác nhau. Chúng cũng đặt ra câu hỏi về tính toàn vẹn và tự do học thuật trong thỏa thuận hợp tác, là những vấn đề cần được giải quyết.
Đối tượng đào tạo tiến sĩ cũng đa dạng hơn: Có những người không tiếp tục những nghiên cứu trước đây, lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm chuyên môn. Điều này có nghĩa là một mô hình đào tạo tiến sĩ duy nhất không còn phù hợp với mục đích và cần có những chương trình đào tạo đa dạng hơn.
Giáo dục tiến sĩ không những cần đào tạo sinh viên tốt nghiệp cho những công việc ngoài khu vực hàn lâm, mà còn cho những yêu cầu rộng hơn của nghề nghiệp học thuật, chẳng hạn như nghiên cứu, giáo dục, tham gia xã hội, và những nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, tức là sự nghiệp đa dạng trong và ngoài giới hàn lâm.